Từ chiến lược đến hành động phát triển bền vững: TPBank gặt hái nhiều thành công

Từ chiến lược đến hành động phát triển bền vững: TPBank gặt hái nhiều thành công- Ảnh 1.

Phát triển bền vững không còn là khẩu hiệu mà đã trở thành kim chỉ nam cho sự vận hành của toàn bộ nền kinh tế. Ngành ngân hàng vốn được xem là huyết mạch của nền kinh tế, đóng vai trò mắt xích quan trọng, thậm chí là vai trò dẫn dắt cho sự phát triển bền vững của một quốc gia.

Theo đó, ESG (Environmental - Social - Governance), viết tắt của Môi trường - Xã hội - Quản trị, đã nhanh chóng trở thành một trong những từ khóa được nhắc đến nhiều nhất trong lĩnh vực tài chính những năm gần đây. Các nhà băng ý thức được rằng, tích hợp ESG vào các hoạt động kinh doanh không chỉ giúp ngân hàng có một tương lai thịnh vượng mà còn đảm bảo thân thiện với môi trường, gia tăng trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Hơn thế nữa, với vai trò là kênh dẫn vốn của nền kinh tế, họ cũng kỳ vọng rằng sẽ có những tác động tích cực tương tự tới người dân, doanh nghiệp – là những khách hàng của ngân hàng.

Từ chiến lược đến hành động phát triển bền vững: TPBank gặt hái nhiều thành công- Ảnh 2.

Theo Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện nay đã có 80-90% các ngân hàng áp dụng một phần hoặc toàn bộ ESG trong hoạt động. Có tới gần 50% các ngân hàng khác thành lập bộ phận quản trị rủi ro cho vay vốn tín dụng bảo vệ môi trường. Một số ngân hàng cũng đã ban hành "Khung tín dụng xanh", "Khung khoản vay bền vững" nhằm đưa ra quy trình sử dụng và quản lí nguồn vốn vay dành cho dự án thuộc các lĩnh vực xanh, giảm phát thải. Không ít tổ chức tín dụng đã công bố báo cáo riêng về phát triển bền vững. Những thông tin này cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy và hành động của ngành trong thời gian ngắn nhằm thực hành nghiêm túc ESG.

Điển hình như tại TPBank, ngay từ năm 2008, khi cuộc tái cơ cấu bắt đầu, ngân hàng đã chú trọng chiến lược phát triển bền vững và tiên phong hoạt động số hóa để thúc đẩy và hỗ trợ đắc lực cho lộ trình phát triển thành công một ngân hàng hiện đại, tối tân và vì con người.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho biết "Từ nền tảng của sự thấu hiểu, của chiến lược lấy khách hàng và nhân lực làm trọng tâm trong mọi hoạt động, TPBank đã sáng tạo và thực thi những giải pháp số, sản phẩm số để không ngừng nâng tầm trải nghiệm khách hàng. Tâm niệm việc phát triển luôn đồng hành với sự phát triển con người, việc triển khai ESG toàn diện, kiến tạo tương lai Xanh và bền vững luôn là kim chỉ nam trên hành trình khát vọng vươn cao của "bank Tím".

Từ chiến lược đến hành động phát triển bền vững: TPBank gặt hái nhiều thành công- Ảnh 3.

Tại báo cáo phát triển bền vững của TPBank vừa được công bố, lãnh đạo ngân hàng cũng khẳng định: "Gia tăng các giá trị và thực thi trách nhiệm xã hội, thân thiện với môi trường luôn hiện hữu xuyên suốt trong định hướng phát triển bền vững, công bằng và có trách nhiệm trong mọi chiến lược, kế hoạch hoạt động của TPBank".

Từ chiến lược đến hành động phát triển bền vững: TPBank gặt hái nhiều thành công- Ảnh 4.

Trên chặng đường phát triển bền vững nhằm tạo ra những giá trị tích cực cho khách hàng, cộng đồng và chính mình.

TPBank đã lựa chọn chuyển đổi số từ rất sớm tại thị trường Việt Nam. Việc số hóa sớm và nhanh không chỉ mang lại những thành công vang dội về mặt kinh doanh mà còn có những đóng góp tích cực cho ESG ở cả vận hành nội bộ trong TPBank và trong các sản phẩm/ dịch vụ dành cho đối tác, khách hàng.

Nhiều năm nay, hơn 90% hoạt động TPBank đã được thực hiện trên nền tảng số và thậm chí con số đã lên gần 100%. Điều này giúp ngân hàng giảm thiểu đáng kể lượng giấy tờ, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu khí thải Carbon. TPBank cho biết, từ năm 2022 đến nay, số hóa các giao dịch, hồ sơ khách hàng giúp TPBank giảm đến 90% lượng giấy tờ, từ đó giảm thiểu phát thải ra môi trường cũng như tiết kiệm tài nguyên, năng lượng. Bên cạnh đó, nhờ tối ưu hóa hệ thống công nghệ thông tin, TPBank giảm được 30% lượng điện năng tiêu thụ.

Theo TPBank, "ngân hàng số vị nhân sinh" chính là mong muốn đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ hàng đầu, mang hàm lượng công nghệ cao để phụng sự con người, vì sự phát triển của xã hội, giảm thiểu tác động môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.

Những năm qua, TPBank là ngân hàng tiên phong số hóa tại Việt Nam, với hàng loạt công nghệ để lại dấu ấn trên thị trường. Nhắc đến TPBank, người dùng sẽ nhớ đến ngay là ngân hàng đầu tiên ra mắt LiveBank, tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất để có thể đáp ứng đến 90% nhu cầu dịch vụ tài chính của khách hàng. Những tính năng như ChatPay, VoicePay, PastetoPay… trên app TPBank cũng thổi một làn gió mới, thay đổi cách giao tiếp của khách hàng với ngân hàng, hiện đại, hiệu quả và thân thiện hơn. Ngân hàng cũng không ngừng hoàn thiện công nghệ xác thực sinh trắc học, ra mắt trợ lý số eCM giúp khách hàng giao dịch mà không cần giấy tờ.

Từ chiến lược đến hành động phát triển bền vững: TPBank gặt hái nhiều thành công- Ảnh 5.

Cách đây 10 năm, khách hàng bắt buộc phải ra quầy giao dịch, trong giờ hành chính, ngày làm việc đề nghị mở tài khoản, điền vào các giấy tờ và chờ để nhận thẻ, Nhưng từ khi xuất hiện LiveBank, khách hàng có thể mở tài khoản trực tuyến tại các điểm giao dịch thông minh 24/7 mà không phải tiêu tốn một tờ giấy nào. Tiếp sau đó, TPBank nhanh chóng ứng dụng công nghệ eKYC để định danh khách hàng trực tuyến, giúp khách hàng có thể mở tài khoản trên App TPBank hoàn toàn online. Số lượng giấy tờ giảm thiểu trên 1 khách hàng có thể không nhiều, nhưng trên hàng chục triệu khách hàng, và trải qua từ năm này qua năm khác là con số rất lớn.

Chỉ mỗi hoạt động mở tài khoản đã giảm thiểu được nhiều giấy tờ như vậy, thì khi TPBank số hóa hoạt động gần 100%, có thể hình dung, số lượng giấy tờ, hồ sơ được giảm thiểu "khủng" đến mức nào. Theo thống kê, mỗi năm, TPBank tiết kiệm được 4,100 tấn giấy tờ nhờ số hóa quy trình và giao dịch. LiveBank 24/7 đáp ứng 90% nhu cầu giao dịch của khách hàng, nhưng chi phí vận hành, tác động môi trường chỉ bằng 1/10 so với 1 chi nhánh/ phòng giao dịch. Robot tự động cũng giúp việc phê duyệt các khoản vay của khách hàng nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và đặc biệt là giảm tối đa các thủ tục cho khách hàng.

Từ chiến lược đến hành động phát triển bền vững: TPBank gặt hái nhiều thành công- Ảnh 6.

Hàng loạt các sản phẩm dịch vụ số hóa nổi bật cũng đã và đang được ngân hàng tiếp tục khai thác dựa trên các công nghệ hàng đầu như AI, Big Data, Machine Learning,... ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi vào tất cả các dịch vụ ngân hàng cốt lõi: thanh toán, tín dụng, tiền gửi… Với hệ sinh thái đa dạng, kết nối với nhiều dịch vụ, ngân hàng mang lại các trải nghiệm liền mạch và lợi ích to lớn cho người sử dụng trên không gian số. Khách hàng có được những trải nghiệm thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả và giảm thiểu được thời gian, giấy tờ, hoạt động di chuyển.

Trong lĩnh vực quản trị rủi ro, việc làm chủ các mô hình AI tiên tiến và xây dựng kho dữ liệu sinh trắc học của riêng mình giúp TPBank có khả năng phát hiện sớm các rủi ro, sẵn sàng ứng phó với các thủ đoạn lừa đảo công nghệ ngày càng tinh vi trên thị trường và tránh phải phụ thuộc vào bất kỳ đối tác nào.

Chị Phương Anh (30 tuổi) chia sẻ: "Lứa 9x như mình có lẽ cảm nhận được rõ nhất những thay đổi khi ngân hàng chuyển đổi số. Năm 2012 lần đầu mở thẻ ghi nợ, năm 2015 lần đầu mở thẻ tín dụng, mình nhớ như in đã phải chuẩn bị hàng loạt hồ sơ giấy tờ và chờ đến 2 tuần mới được nhận thẻ. Còn hiện nay, mình mở thẻ TPBank hoàn toàn trực tuyến, không phải đến ngân hàng, không sử dụng đến một tờ giấy nào, thậm chí có thể dùng thẻ phi vật lý trên App để thanh toán. Thú thực, từ khoảng 2-3 năm trở lại đây, mình chỉ có vài lần phải ra quầy giao dịch, còn lại đều thực hiện qua App TPBank".

Tốc độ mở rộng tệp khách hàng là một trong những minh chứng mạnh mẽ cho thấy sức hấp dẫn của ngân hàng số TPBank. Năm 2023, số lượng khách hàng mới của TPBank đạt mức kỷ lục hơn 3,5 triệu, nâng tổng số khách hàng phục vụ vượt mốc 12 triệu khách hàng.

Từ chiến lược đến hành động phát triển bền vững: TPBank gặt hái nhiều thành công- Ảnh 7.

Bên cạnh số hóa, TPBank cũng liên tục đẩy mạnh ESG thông qua nhiều hoạt động khác. Đối với phát triển sản phẩm tín dụng xanh, TPBank là một trong những ngân hàng tham gia mạnh mẽ hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh, quản lý nước sạch và các doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ.

Năm 2017, TPBank là một trong 8 ngân hàng tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương vinh dự nhận được giải thưởng từ Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC trong lĩnh vực tài trợ thương mại cho các dự án thích ứng biến đổi khí hậu thông minh. Năm 2019, TPBank ký hợp đồng dài hạn khoản vay tín dụng xanh giá trị 20 triệu USD trong vòng 3 năm từ Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu - The Global Climate Partnership Find (GCPF).

Tháng 9/2023, DFC ký cam kết cung cấp khoản vay trị giá 100 triệu USD cho TPBank với kỳ hạn 7 năm. Khoản tín dụng sẽ được ngân hàng hướng đến khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, trong đó có nhóm khách hàng nữ thu nhập thấp và các doanh nghiệp và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và lãnh đạo tại Việt Nam.

TPBank cũng dành gói tín dụng ưu đãi đặc biệt với hạn mức 2.000 tỷ đồng ưu tiên cho các doanh nghiệp phát triển xanh, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ từ chương trình WSMEs.

Một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững, TPBank luôn tuân thủ nguyên tắc kinh doanh theo các quy định của pháp luật Việt Nam, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước và gia tăng trách nhiệm với cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ đối tượng yếu thế trong xã hội.

Từ chiến lược đến hành động phát triển bền vững: TPBank gặt hái nhiều thành công- Ảnh 8.

Theo danh sách các Doanh nghiệp tư nhân nộp thuế nhiều nhất năm 2024 (PRIVATE 100) do CafeF vừa công bố, TPBank nằm trong Top 10 ngân hàng tư nhân và Top 15 doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách nhiều nhất trong năm 2023. Cụ thể, năm 2023, ngân hàng đã nộp 2.419 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước (gồm thuế, phí).

Trong hoạt động quản trị rủi ro, TPBank đã triển khai Dự án tính vốn theo Basel III dựa theo phương pháp xếp hạng nội bộ (FIRB & AIRB). Ngân hàng cũng tiến hành lồng ghép và xây dựng phương pháp tích hợp các yếu tố về ESG trong tính vốn theo IRB.

Từ chiến lược đến hành động phát triển bền vững: TPBank gặt hái nhiều thành công- Ảnh 9.

Với những bước đi chiến lược và toàn diện, TPBank đã khẳng định vị thế tiên phong về chuyển đổi số và phát triển bền vững. Hình ảnh "ngân hàng số vị nhân sinh" của TPBank không chỉ đặc biệt và nổi bật Việt Nam mà ngày một được nâng cao trong khu vực với hàng loạt giải thưởng uy tín về chuyển đổi số, thực hành ESG trong nhiều năm qua.

Mới đây, trong khuôn khổ sự kiện Global Trade Partner Meeting tại Barcelona đầu tháng 5/2024, IFC đã vinh danh TPBank là "Best Trade Partner Bank - Gender Finance 2024" (Ngân hàng Đối tác Thương mại Tốt nhất - Tài chính hỗ trợ bình đẳng giới 2024).

Tại Lễ Vinh danh và Trao Giải thưởng Sao Khuê 2024, TPBank cũng đã xuất sắc ghi tên mình trong 3 lĩnh vực: Ngân hàng số, Đổi mới sáng tạo và Giải pháp thúc đẩy tiếp cận số nhờ những nỗ lực đổi mới không ngừng đóng góp thiết thực vào đời sống số của hàng triệu khách hàng Việt.

Từ chiến lược đến hành động phát triển bền vững: TPBank gặt hái nhiều thành công- Ảnh 10.

TPBank cho biết, trong những năm tới, ngân hàng dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm tín dụng xanh, tăng cường đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và phát triển nông nghiệp bền vững. Đồng thời, TPBank cũng sẽ tiếp tục nâng cao năng lực thực thi ESG theo các tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đảm bảo rằng mọi hoạt động của ngân hàng đều tuân thủ các nguyên tắc phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, TPBank còn dự định đẩy mạnh các chương trình trách nhiệm xã hội, hướng tới việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng và bảo vệ môi trường, tiếp tục ghi dấu ấn của mình như một ngân hàng hiện đại, không ngừng đổi mới và cam kết với các giá trị bền vững.

Bài:
Kim Ngân
Thiết kế:
Hải An

Xem thêm tại cafef.vn