Tương tự như Heineken, Honda và Ford, Toyota cũng đã trả gần 1,5 tỷ USD cho đối tác Việt Nam, biến 1 DN xe tải ít tên tuổi thành công ty giá trị nhất ngành ô tô

Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, mã chứng khoán: VEA) hiện có thể được coi là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành ô tô của Việt Nam thời điểm hiện tại. Có thể nhận định như vậy vì VEAM hiện nắm giữ 30% cổ phần Honda Việt Nam, 20% cổ phần Toyota Việt Nam, 25% cổ phần Ford Việt Nam. Đây là những liên doanh "đẻ trứng vàng" cho VEAM và gần như toàn bộ lợi nhuận đến từ các công ty liên doanh, liên kết này. 

Trong năm 2023, doanh thu thuần hợp nhất của VEAM đạt hơn 3.806 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi sau thuế của công ty này lại đạt mức 6.265 tỷ đồng. Lợi nhuận chủ yếu của VEAM đến từ phần vốn nắm giữ tại các liên doanh ô tô hàng đầu là Toyota Vietnam, Honda Vietnam và Ford Vietnam.

Tương tự như Heineken, Honda và Ford, Toyota cũng đã trả gần 1,5 tỷ USD cho đối tác Việt Nam, biến 1 DN xe tải ít tên tuổi thành công ty giá trị nhất ngành ô tô- Ảnh 1.

Còn theo báo cáo công ty mẹ của VEAM, còn được nhận một khoản lớn tiền cổ tức được trả mỗi năm từ các công ty liên doanh, liên kết này. Có những giai đoạn, tiền cổ tức VEAM được nhận còn nhiều hơn lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết.

Cụ thể, trong năm 2023, VEAM được chia cổ tức hơn 6.800 tỷ từ các công ty liên kết, trong đó, từ Honda Việt Nam 5.844 tỷ đồng, Toyota Việt Nam hơn 600 tỷ đồng hay Ford Việt Nam là hơn 304 tỷ đồng.

Tính từ năm 2018 đến nay, tiền cổ tức VEAM được chia từ các công ty liên kết lên đến hơn 36.000 tỷ đồng. Trong đó, cổ tức đến từ Honda Việt Nam hơn 27.000 tỷ đồng.

Như vậy chưa cần bán xe thì VEAM cũng là doanh nghiệp ô tô có mức lợi nhuận hàng đầu trong ngành. Thực tế thì VEAM có hoạt động sản xuất lắp ô tô tải tuy vậy thì mảng kinh doanh này đóng góp khá khiêm tốn vào kết quả chung.

Tương tự như Heineken, Honda và Ford, Toyota cũng đã trả gần 1,5 tỷ USD cho đối tác Việt Nam, biến 1 DN xe tải ít tên tuổi thành công ty giá trị nhất ngành ô tô- Ảnh 2.

Tính tới cuối năm 2023, tổng tài sản của VEAM đạt 27.136 tỷ đồng. Trong đó, công ty này hiện đang sở hữu hơn 13.200 tỷ đồng và tiền gửi ngân hàng. Việc có hàng chục nghìn tỷ gửi ngân hàng cũng đem lại khoản lãi đều đặn hàng trăm tỷ mỗi năm cho VEAM.

Về phía nguồn vốn, nợ phải trả của VEAM chỉ ở mức 143 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến hết quý 4/2023 đạt 12.218 tỷ đồng.

Năm nay, VEAM lên kế hoạch kinh doanh công ty mẹ với tổng doanh thu 6.414 tỷ đồng, giảm 22% so với thực hiện năm 2023 và dự báo lợi nhuận sau thuế giảm 19% còn 5.489 tỷ đồng. VEAM cho biết kế hoạch lợi nhuận này chưa bao gồm trích lập bổ sung hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm.

Tại Việt Nam, có một số doanh nghiệp Nhà nước cũng không cần trực tiếp sản xuất hay bán sản phẩm nhưng cũng có thể lãi lớn hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm nhờ được chia cổ tức như VEAM. Một trong số đó có thể kể đến tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra).

Cụ thể, doanh nghiệp này trong năm 2023 đã thu về 2.430 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Sở dĩ công ty có lãi lớn hơn lợi nhuận gộp sau khi đã trừ chi phí là phần lãi trong công ty liên doanh liên kết, đạt 2.733 tỷ đồng. Lợi nhuận của công ty này phụ thuộc lớn vào từ 2 liên doanh với tập đoàn bia Heineken.

Được biết, Satra hiện đang sở hữu 40% vốn của công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam và 40% vốn của công ty TNHH Bia và Nước giải khát Heineken Việt Nam (Heineken Trading). Phần vốn còn lại do các công ty con của tập đoàn Heineken tại Singapore và Australia nắm giữ. 

Theo tính toán của chúng tôi kể từ năm 2013 đến nay, Heineken đã giúp công ty mẹ Satra kiếm được tổng cộng khoảng 39.000 tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD). Hiện Satra không công bố thuyết minh báo cáo tài chính như phần lớn các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khác.

Tương tự như Heineken, Honda và Ford, Toyota cũng đã trả gần 1,5 tỷ USD cho đối tác Việt Nam, biến 1 DN xe tải ít tên tuổi thành công ty giá trị nhất ngành ô tô- Ảnh 3.

Xem thêm tại cafef.vn