‘Tuyên chiến’ với thép Trung Quốc là ‘nước cờ’ của ông Trần Đình Long nhằm mở đường cho siêu dự án 85.000 tỷ đồng đi vào hoạt động

‘Bấp bênh’ kênh tiêu thụ trước khi dự án Dung Quất 2 đi vào hoạt động

‘Tuyên chiến’ với thép Trung Quốc là ‘nước cờ’ của ông Trần Đình Long nhằm mở đường cho siêu dự án 85.000 tỷ đồng đi vào hoạt động
Hòa Phát cần giải bài toán tiêu thụ thép khi dự án Dung Quất 2 đi vào hoạt động

Theo cập nhật, đến tháng 3/2024, dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 đã đạt trên 50% toàn bộ các hạng mục chính. Hòa Phát đang dồn lực triển khai phấn đấu hoàn thành những hạng mục đầu tiên vào cuối 2024. Dự kiến, phân kỳ 1 của dự án sẽ đi vào hoạt động đồng bộ từ quý I/2025.

Dự án này có quy mô 280ha, tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng, công suất thiết kế 5,6 triệu tấn HRC chất lượng cao mỗi năm. Từ đó nâng tổng công suất sản xuất thép HRC của Hòa Phát lên 8,6 triệu tấn/năm.

‘Tuyên chiến’ với thép Trung Quốc là ‘nước cờ’ của ông Trần Đình Long nhằm mở đường cho siêu dự án 85.000 tỷ đồng đi vào hoạt động
Thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh, chiếm lĩnh thị trường nội địa

Hiện tại, nhu cầu thép cán nóng HRC trong nước là khoảng 10 - 11 triệu tấn/năm, năng lực sản xuất trong nước là 8,5 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước đang thua ngay trên “sân nhà”. Thị phần bán hàng nội địa thép HRC của Hòa Phát và Formosa đã giảm từ 46% năm 2021 về 30% năm 2023. Ngược lại, “miếng bánh” rơi vào tay Trung Quốc và Ấn Độ khi thị phần tăng từ 32,4% vào năm 2021 lên 45,8% năm 2023.

Như vậy, nếu Dung Quất 2 đi vào hoạt động, năng lực sản xuất HRC trong nước sẽ tăng thêm 5,6 triệu tấn, khiến cung nội địa vượt cầu nội địa. Từ đó, Hòa Phát buộc phải tìm cách lấy lại thị phần trong nước, đồng thời tăng cường xuất khẩu để nhà máy hoạt động được tối đa công suất.

‘Nước cờ’ mở đường của Chủ tịch Trần Đình Long

Vào ngày 26/3, trong buổi gặp mặt các nhà đầu tư tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, ông Nguyễn Việt Thắng – Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết, Hòa Phát cùng với Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nộp đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộc cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết đã nhận được yêu cầu trên, sau khi xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra, Cục Phòng vệ thương mại đã có thông báo đề nghị các doanh nghiệp nộp hồ sơ tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hồ sơ để làm rõ các nội dung, thông tin có liên quan đến cáo buộc về hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu, thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước theo đúng quy định.

Khi nhận được đủ hồ sơ, Cục Phòng vệ thương mại sẽ thẩm định trong 45 ngày mới ra thông báo điều tra hay không điều tra vụ việc.

‘Tuyên chiến’ với thép Trung Quốc là ‘nước cờ’ của ông Trần Đình Long nhằm mở đường cho siêu dự án 85.000 tỷ đồng đi vào hoạt động
Phát biểu về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm thép từ Trung Quốc, ông Trần Đình Long bày tỏ quan điểm cứng rắn: "Quan điểm chúng tôi không đôi co. Mọi thứ để cơ quan điều tra làm rõ".

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 diễn ra ngày 11/4, ông Trần Đình Long phát biểu trước cổ đông: “Chúng ta nên có quan điểm ủng hộ ngành sản xuất trong nước, không thể chấp nhận hàng hoá nước ngoài nhiều hơn sản xuất trong nước. Không một nước nào chấp nhận lượng thép nhập khẩu nhiều hơn nội địa. 30 năm trước chúng ta chưa có tên trên bản đồ thép thế giới nhưng hiện tại đã lớn nhất Đông Nam Á. Do đó, cần có nhìn nhận ủng hộ thép trong nước. Không có lý do gì doanh nghiệp trong nước bỏ ra 7 tỷ USD để đầu tư mà không bảo vệ”.

Ông Long dẫn chứng, năm 2023 tổng sản lượng trong nước khoảng 6,7 triệu tấn HRC nhưng nhập khẩu 9,6 triệu tấn. Tại Mỹ, nếu lượng nhập khẩu chỉ cần chiếm 10% thị phần họ đã áp thuế chống bán phá, còn tại Indonesia con số này là 37%.

Trước thông tin 12 doanh nghiệp tôn mạ đồng loạt gửi văn bản bảo vệ thép Trung Quốc. Ông Long nói: “Các công ty tôn mạ, ống thép dù thích hay không thích vẫn phải mua HRC của Hoà Phát hoặc Formosa để đáp ứng quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu sang các nước khắt khe về lẩn tránh thuế như Canada, Mexico, Mỹ…”.

Khi Dung Quất 2 hoàn thành, Tập đoàn Hòa Phát sẽ tùy thời điểm sẽ ưu tiên trong nước hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên, Hòa Phát sẽ ưu tiên bán nội địa trước vì bán trong nước có lợi hơn, nếu bán không hết thì doanh nghiệp sẽ xuất khẩu.

Xem thêm tại nguoiquansat.vn