Chỉ số DXY qua thời kỳ nóng

Thời gian quan diễn biến chỉ số DXY đo lường sức mạnh của đồng USD đã có phần hạ nhiệt hơn sau giai đoạn tăng nóng cuối tháng 4/2024. Mặc dù vậy, tỷ giá VND/USD lại không hoàn toàn hạ nhiệt theo diễn biến của chỉ số này và vì thế, giới tài chính và kinh doanh trong nước vẫn mang những trạng thái tâm lý khác nhau xoay quanh câu chuyện của tỷ giá.

Cụ thể, chỉ số DXY sau một giai đoạn tăng nóng và đạt đỉnh trên 106 điểm vào cuối tháng 4/2024, chỉ số DXY đã đi vào xu hướng từ đầu tháng 5 đến nay và hiện đã về dưới mốc 105 điểm.

DXY là chỉ số so sánh tương quan giữa đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt của thế giới, bao gồm EUR của châu Âu, JPY của Nhật Bản, GBP của Anh, CAD của Canada, SEK của Thụy Điển và CHF của Thụy Sĩ, trong đó đồng EUR đóng vai trò chủ đạo trong tính toán. Trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 4/2024, chỉ số DXY tăng điểm do động thái của một số ngân hàng trung ương châu Âu đã chủ động hạ lãi suất sớm.

Tỷ giá VND vẫn tăng bất chấp DXY hạ nhiệt và diễn biến thời gian tới
Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tuần qua nhích tăng so với cuối tuần trước. Ảnh tư liệu

Chẳng hạn như, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đã điều chỉnh giảm 0,25% vào hồi tháng 3/2024 và sau đó đã hạ lãi suất từ 4% xuống 3,75%. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho đến nay mới chỉ dừng ở tuyên bố về khả năng sẽ hạ lãi suất khi ECB, nhưng vẫn chưa chính thực hiện thực thực hóa việc này.

Với những diễn biến như hiện nay, mặc dù đã có một số động thái hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương, “làn sóng” hạ lãi suất đã không xuất hiện và những hành động đi trước Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) về việc hạ lãi suất của các nước cũng cho thấy khá yếu ớt và đây là lý do khiến cho đồng USD kết thúc đà tăng.

Với góc nhìn của một chuyên gia tài chính trong nước về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân - Trưởng Bộ môn Thị trường tài chính thuộc Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, diễn biến thời gian qua của một số nước họ giảm lãi suất nhưng chỉ ở mức độ nhẹ và mang tính chất tâm lý là chính chứ cũng chưa phải là yếu tố có thể tác động mạnh đến thị trường tài chính.

Câu chuyện riêng của tỷ giá VND

Một trong những lý do khiến tỷ giá VND/USD tăng trong giai đoạn tháng 3, tháng 4/2024 là do đồng USD tăng trên thị trường quốc tế và đồng Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng chung này. Tuy nhiên, chỉ số DXY đã đi vào giai đoạn hạ nhiệt từ đầu tháng 5 đến nay, nhưng tỷ giá VND/USD vẫn biến động thất thường.

Diễn biến tỷ giá đầu tuần hôm 27/5 ghi nhận tỷ giá trung tâm do NHNN công bố ở mức 24.268 VND/USD, tiếp tục nhích tăng so với mức 24.264 VND/USD cuối tuần trước. Tỷ giá bán ra tại Vietcombank ghi nhận mức 25.481 VND/USD cũng tiếp tục nhích tăng so với cuối tuần trước. Tiếp đó, tỷ giá ngày 28/5 đã có một số tín hiệu giảm nhiệt phần nào, nhưng việc này cũng chưa thể hiện xu hướng rõ ràng về các biến động tỷ giá trong thời gian tới.

Đánh giá về bối cảnh tỷ giá hiện tại, một chuyên gia cho rằng, thời gian qua Mỹ vẫn tiếp tục giữ lãi suất USD ở mức cao, trong khi lãi suất VND thấp hơn so với lãi suất USD quốc tế (khiến chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền âm). Việc này thúc đẩy tổ chức kinh tế mua ngoại tệ kỳ hạn để phục vụ thanh toán trong tương lai - chuyển nhu cầu ngoại tệ trong tương lai về hiện tại. Trong khi đó, khách hàng có nguồn thu ngoại tệ lại có tâm lý trì hoãn bán ngoại tệ cho hệ thống tổ chức tín dụng, việc này khiến cân đối cung cầu ngoại tệ kém thuận lợi trong ngắn hạn và gây áp lực lên tỷ giá.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN, tất cả các khó khăn, thách thức nêu trên của thị trường ngoại tệ trong nước chỉ là ngắn hạn. Lý do là, thời gian tới với đà phục hồi khả quan của xuất khẩu thì nguồn cung ngoại tệ sẽ được hỗ trợ gia tăng. Trong khi đó, doanh nghiệp vừa qua tăng mạnh mua ngoại tệ kỳ hạn là yếu tố làm giảm bớt nhu cầu ngoại tệ trong tương lai, qua đó cân đối cung – cầu ngoại tệ có nhiều khả năng được cải thiện tích cực hơn tới đây.

Thời gian qua, NHNN đã phát hành tín phiếu với kỳ hạn và khối lượng phù hợp nhằm điều tiết lượng tiền VND dư thừa và bán ngoại tệ can thiệp hỗ trợ thanh khoản thị trường. Ông Quang cho biết, trong thời gian tới, NHNN cũng sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường thông qua việc tiếp tục kết hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ với việc bán ngoại tệ can thiệp hỗ trợ thanh khoản thị trường, qua đó phục vụ các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp.

Tỷ giá VND vẫn tăng bất chấp DXY hạ nhiệt và diễn biến thời gian tới

Với cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm và biên độ +/-5% hiện nay, tỷ giá thị trường đã có đủ dư địa để diễn biến linh hoạt. Như vậy, một số thông tin vừa qua về thay đổi điều hành tỷ giá của NHNN là không chính xác và không phù hợp với mục tiêu bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tạo tâm lý bất ổn trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp và người dân cần thận trọng trước những tin đồn." - ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước.