Vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Gần đây, trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế tư nhân, khẳng định đây là một trụ cột quan trọng giúp đất nước thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045. Sự thay đổi trong định hướng về vai trò của khu vực tư nhân không chỉ mang tính chiến lược, mà còn là một tín hiệu rõ ràng về việc Nhà nước đang tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm năng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Từ "thành phần kinh tế bổ trợ" đến động lực chính của nền kinh tế

Trong những năm đầu của công cuộc Đổi mới, khu vực tư nhân chưa thực sự được nhìn nhận đúng với tiềm năng của mình. Khi đó, nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào khu vực nhà nước và khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, từ đầu những năm 2000, đặc biệt là sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 09 năm 2011 và Trung ương ban hành Nghị quyết 10 năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân, khu vực này đã có những bước tiến vượt bậc.

Hiện nay, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và tạo ra hơn 40 triệu việc làm. Đây không còn là một khu vực kinh tế bổ trợ mà đã trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Các tập đoàn tư nhân lớn đến từ nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, không chỉ vươn mình trong nước mà còn khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Một nền kinh tế cường thịnh không thể chỉ dựa vào khu vực nhà nước hay đầu tư nước ngoài mà phải dựa vào nội lực là khu vực tư nhân vững mạnh, đóng vai trò tiên phong trong đổi mới và phát triển đất nước". Đây là định hướng rõ ràng, khẳng định kinh tế tư nhân không chỉ là một phần của nền kinh tế mà còn là trụ cột chính trong sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Khi doanh nghiệp tư nhân tham gia các dự án trọng điểm quốc gia

Trong những năm gần đây, doanh nghiệp tư nhân không chỉ phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, mà còn bắt đầu tham gia vào các dự án trọng điểm quốc gia, vốn trước đây là sân chơi của doanh nghiệp Nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài.

Một ví dụ tiêu biểu là FECON, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư hạ tầng, xây dựng công nghiệp. Từ một doanh nghiệp chuyên về xử lý nền móng và công trình ngầm, FECON đã từng bước mở rộng hoạt động, tham gia vào các dự án lớn như đường sắt đô thị, hạ tầng khu công nghiệp, cảng biển và năng lượng tái tạo.

Trong lĩnh vực giao thông, FECON đã tham gia vào dự án tuyến Metro số 1 TP.HCM và tuyến Metro số 3 Hà Nội, đóng vai trò quan trọng, song hành cùng những nhà thầu nước ngoài trong việc thi công các hạng mục ngầm trong đô thị đòi hỏi kỹ thuật cao. Đây là những dự án giao thông đô thị quan trọng nhất của Việt Nam, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc hiện đại hóa hạ tầng đô thị.

FECON đã tham gia vào dự án tuyến Metro số 1 TP.HCM và tuyến Metro số 3 Hà Nội.

Đồng thời doanh nghiệp này cũng tham gia thi công các công trình hạ tầng lớn khác như cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị), sân bay Long Thành (Đồng Nai)… Với vai trò thi công các hạng mục có yêu cầu kỹ thuật cao trong điều kiện đất nền phức tạp, FECON đã khẳng định năng lực vượt trội, đóng góp vào quá trình phát triển bền vững hạ tầng Quốc gia.

Không chỉ dừng lại ở hạ tầng giao thông và đô thị, FECON còn tham gia vào các dự án năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo như điện gió, điện khí LNG, điện mặt trời. Doanh nghiệp này đã thi công hàng loạt dự án nhiệt điện lớn như Nhiệt điện Long Phú, Nhiệt điện Vũng Áng, Nhiệt điện Nhơn Trạch 3,4, các dự án điện gió tại Bình Thuận, Sóc Trăng, Trà Vinh…, góp phần vào chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam.

Bên cạnh thi công hạ tầng dựa trên năng lực xuất sắc về nền móng và công trình ngầm, FECON đang triển khai đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp và khu đô thị vệ tinh tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Thái Nguyên, các dự án điện gió, điện mặt trời tại Bình Thuận và Sóc Trăng, đồng thời tiếp tục phát triển một số dự án lớn tại các địa phương khác với phương trâm đầu tư chuyên nghiệp, bền vững đang mang đến cho khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm dự án chất lượng cao.

Với việc tham gia vào các lĩnh vực chiến lược, FECON đã chứng minh rằng doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực để đảm nhận những dự án trọng điểm, đồng thời khẳng định vị thế trong chuỗi giá trị công nghiệp và hạ tầng của đất nước. Ngoài FECON, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh khác cũng đang ngày càng đóng góp vai trò quan trọng cho kinh tế đất nước, trở thành trụ cột không thể thiếu để thúc đẩy tăng trưởng.

Trong định hướng phát triển sắp tới, Nhà nước cũng đã xác định rõ ràng rằng, sẽ đưa ra những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để khu vực tư nhân tham gia sâu hơn vào các dự án lớn, bao gồm cơ chế đấu thầu minh bạch, hỗ trợ tài chính và thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu; tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân tham gia vào một số ngành công nghiệp chiến lược, các dự án quan trọng Quốc gia như xây dựng đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, công nghiệp quốc phòng, an ninh...

FECON đã tham gia và trúng nhiều gói thầu thi công tại sân bay quốc tế Long Thành.
FECON đã tham gia và trúng nhiều gói thầu thi công tại sân bay quốc tế Long Thành.

Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong kỷ nguyên vươn mình

Bước vào giai đoạn phát triển mới, khi Việt Nam đặt mục tiêu trở thành Quốc gia phát triển vào năm 2045, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh là yếu tố sống còn. Những doanh nghiệp lớn như Vietel, FPT, CMC, Vingroup, Sungroup... đang tiên phong trong lĩnh vực này, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao, không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn vươn ra quốc tế. Những doanh nghiệp xây dựng như FECON cũng bền bỉ theo đuổi khoa học công nghệ từ rất sớm khi thành lập Viện Nền móng và Công trình ngầm (Viện R&D FECON) vào năm 2010 - viện nghiên cứu đầu tiên thuộc một doanh nghiệp xây dựng tư nhân tại Việt Nam. Nhờ đó doanh nghiệp này đã tiên phong đưa rất nhiều công nghệ mới về Việt Nam để tối ưu thi công, tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Các tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam đang từng bước xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao và mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Thứ ba, khu vực kinh tế tư nhân sẽ dẫn dắt quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng hạ tầng thông minh, đang góp phần thay đổi diện mạo nền kinh tế, hướng tới một Việt Nam phát triển theo mô hình bền vững và hiện đại.

Thông điệp "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ là một lời khẳng định mà còn là một định hướng chiến lược cho tương lai, khi vai trò của doanh nghiệp tư nhân được đề cao trong thúc đẩy tăng trưởng của kỷ nguyên vươn mình Việt Nam. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước, cùng khát vọng vươn lên của chính các doanh nghiệp, kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vai trò tiên phong trong công cuộc phát triển đất nước.

Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam không thể thiếu sự đóng góp của doanh nghiệp tư nhân. Và nếu tận dụng tốt các cơ hội, khu vực này sẽ trở thành nền tảng quan trọng, đưa Việt Nam tiến nhanh hơn trên con đường trở thành một nền kinh tế phát triển vào năm 2045.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Tại cuộc họp với Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đề án phải bám sát các chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Tô Lâm. Việc xây dựng cần dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, kết hợp kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Đề án phải xác định rõ vai trò, vị trí và đóng góp của kinh tế tư nhân, đồng thời chỉ ra các điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Mục tiêu là tạo động lực, truyền cảm hứng và khơi dậy quyết tâm thực hiện. Nội dung Đề án phải có tính kế thừa, phát triển và đột phá. Việc phát triển kinh tế tư nhân cần đặt trong tổng thể tiến trình đổi mới Quốc gia và gắn liền với ba đột phá chiến lược. Đồng thời, Đề án phải góp phần triển khai hiệu quả "bộ tứ chiến lược" (gồm đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Quốc gia; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; phát triển khu vực kinh tế tư nhân; hội nhập quốc tế trong tình hình mới) để đưa đất nước phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng.

Xem thêm tại baodautu.vn