Việt Nam có một 'mỏ vàng' bất tận, 'đại bàng' ngoại muốn ký kết liền tay, Nga cũng không đứng ngoài cuộc

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank, WB) và Cơ quan năng lượng Đan Mạch, với bờ biển dài hơn 3.400km và đặc điểm gió dồi dào, công suất điện gió ngoài khơi của Việt Nam có tiềm năng ước đạt 475GW.

Bên cạnh đó, cam kết không phát thải carbon ròng, kết hợp giữa các yếu tố như tiềm năng gió tốt, vùng nước nông, các thành phố ven biển, bến cảng hiện có và lực lượng lao động lành nghề của Việt Nam là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển điện gió ngoài khơi. Đặc biệt, chất lượng gió tốt nhất của nước ta tập trung tại các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ, một phần Duyên hải Bắc Bộ.

dien-gio-ngoai-khoi-171915924582

Lĩnh vực điện gió ngoài khơi của Việt Nam đang được các quốc gia quan tâm mạnh mẽ. Ảnh: Internet

Trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Vladimir Putin ngày 20/6 vừa qua, Việt Nam và Nga đã nhất trí mở rộng hợp tác sang lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng sạch và tái tạo, bao gồm điện gió ngoài khơi, để đóng góp cho mục tiêu phát triển bền vững.

Tổng thống Vladimir Putin bày tỏ ủng hộ sớm triển khai một số dự án quy mô lớn của Nga về năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Ông Putin ủng hộ về việc tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp của hai nước tiến hành mở rộng, cũng như đẩy mạnh đầu tư, kinh doanh hiệu quả trên lãnh thổ của nhau.

Trong một bài viết trên báo Nhân Dân tối 19/6, Tổng thống Vladimir Putin đã nhận định rằng: "Công ty RusHydro rất quan tâm đến việc tham gia tái thiết và nâng công suất của các công trình thủy điện trên các dòng sông Việt Nam".

Được biết, RusHydro là công ty sản xuất thủy điện lớn nhất của Nga, đồng thời là một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thủy điện. RusHydro sản xuất điện bằng nhiều nguồn khác nhau như thủy điện, đại dương, gió, mặt trời và địa nhiệt.

Trước Nga, đã có rất nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới muốn hợp tác điện gió ngoài khơi ở Việt Nam. Đầu tháng 11/2023, phái đoàn bao gồm 14 doanh nghiệp của Anh trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ năng lượng tái tạo đã đến Việt Nam và bày tỏ mong muốn hợp tác và đầu tư.

Tháng 12/2023, tập đoàn điện gió ngoài khơi hàng đầu thế giới của Đan Mạch cũng sớm đầu tư vào Việt Nam. Đó là Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP). Copenhagen Infrastructure Partners đã thành lập một công ty liên doanh và 2 văn phòng đại diện để tiến hành nghiên cứu phát triển các dự án điện gió ngoài khơi, trong đó có dự án điện gió ngoài khơi La Gàn 3,5GW tại tỉnh Bình Thuận với tổng vốn đầu dự kiến là 10,5 tỷ USD.

Ngày 5/3/2024, tại Australia, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Corio Generation (công ty con thuộc Tập đoàn Macquarie - Australia) cũng đã ký kết và trao biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với Tổng công ty Phát điện 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Tập đoàn Nexif Ratch Energy SE Asia Pte., Ltd (Singapore) cũng quan tâm đến việc xây dựng một nhà máy điện gió tại Bình Định. Dự án dự kiến có vốn đầu tư khoảng 5.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 220 triệu USD).

Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII) đến năm 2030, nguồn nhiệt điện khí phải đầu tư mới trên 30.420MW, trong đó 75% là điện khí LNG (22.824MW). Điện gió ngoài khơi sẽ đạt khoảng 6.000MW vào năm 2030, có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý.

Với việc Quy hoạch Điện VIII và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII đã được thông qua và đi vào thực hiện, mảng năng lượng tái tạo sẽ là một trong những nhóm ngành điện hưởng lợi lớn nhất trong tương lai.

Xem thêm tại nguoiquansat.vn