VIMC sai phạm trong công tác cổ phần hóa ảnh hưởng đến xác định vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Mới đây, Thanh tra Chính phủ chỉ tồn tại vi phạm tại Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Công ty mẹ VIMC) trong công tác cổ phần hoá, thu chi và đặc biệt là việc chậm quyết toán tài chính cổ phần hoá ảnh hưởng đến việc xác định vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thanh tra Chính phủ vừa công khai kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở (giai đoạn 2011 - 2021) tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).
Về việc thoái vốn nhà nước, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ sai phạm tại VIMC như sau: GTVT là cơ quan đại diện chủ sở hữu đã tham mưu, đề xuất việc bán thoả thuận trực tiếp cho nhà đầu tư là Công ty T&T, không thực hiện bán đấu giá 49.060.387 cổ phần tại Cảng Quảng Ninh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ, dẫn đến chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch, có hiệu quả, hạn chế tối đa tổn thất; tham mưu, đề xuất thoái 100% vốn nhà nước tại Cảng Quảng Ninh chưa đảm bảo đầy đủ cơ sở, nguyên nhân và hiệu quả của việc thoái vốn, chưa phù hợp với Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 04/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu VIMC; tham mưu, đề xuất chuyển Cảng Nha Trang về tỉnh Khánh Hòa chưa phù hợp với Văn bản số 88/TTg-ĐMDN ngày 16/01/2012 và Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 04/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu VIMC (theo đó VIMC phải nắm giữ 75% vốn điều lệ).
Để xảy ra tồn tại nêu trên trách nhiệm thuộc Ban chỉ đạo cổ phần hoá Bộ GTVT, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Ngoài ra, kết luận của Thanh tra chính phủ còn chỉ ra: VIMC xác nhận, đối chiếu không đầy đủ các khoản công nợ phải thu, phải trả khi xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - VIMC là không đúng với quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ; UBND tỉnh Khánh Hòa chậm trả lời phương án sử dụng đất của Công ty TNHH MTV Cảng Nha Trang đối với khu đất số 5 địa chỉ tại số 1A đường Phước Long, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang là chưa thực hiện đúng với quy định tại điểm a khoản 4 Điều 31 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ.
VIMC chậm quyết toán tài chính cổ phần hoá ảnh hưởng đến việc xác định vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chưa thực hiện kiên quyết xử lý những vướng mắc để thực hiện cổ phần hoá theo đúng kế hoạch tại Công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng (nguyên nhân theo báo cáo của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam là do vướng mắc về phương án cho thuê cầu số 4, số 5 và bãi container thuộc Bến cảng Chùa Vẽ - Cảng Hải Phòng); Công ty TNHH một thành viên Càng Sài Gòn (nguyên nhân là do phương án sử dụng đất đối với các cơ sở nhà đất tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa được UBND Thành phố Hồ Chí Mình phê duyệt) là chưa thực hiện đúng khoản 2 Điều 21 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ.
Để xảy ra tồn tại nêu trên, trách nhiệm thuộc Công ty mẹ - VIMC, đơn vị tư vấn, Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ - VIMC, Bộ GTVT, UBND tỉnh Khánh Hòa, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Từ đó, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: Chỉ đạo Bộ GTVT kiểm điểm để xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân lãnh đạo Bộ GTVT có liên quan trong việc để xảy ra các tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vì phạm trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn); việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 đã nêu trong phần kết luận và kết quả thanh tra.
Chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm điểm để xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có liên quan để xảy ra các tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong việc chậm quyết toán VIMC.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT: Phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát và đối chiếu với quy hoạch ngành giao thông vận tải để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý cho phù hợp đối với việc chuyển nhượng Càng Quảng Ninh và Cảng Nha Trang (duy trì mô hình như hiện tại hoặc thu hồi giao cho VIMC quản lý...)
Diễn biến mới trước thềm xét xử vụ án "tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ" tại Cảng Quy Nhơn
Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định (Tòa án) đã có công văn số 3423/2024/CV-TA trả lời đơn kiến nghị, đề nghị, yêu cầu của Công ty TNHH vận tải biển Cửu Long (gọi tắt là Cửu Long) về việc Cảng Quy Nhơn không cung cấp bản gốc tờ trình ngày 24/7/2017.
Trong văn bản, Tòa án yêu cầu Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn (Cảng Quy Nhơn), phải cung cấp cho Tòa án bản gốc tờ trình ngày 24/7/2017.
Về vấn đề này, trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã ra Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ số 1047/2024/QĐ-CCTLCC ngày 26/3/2024 yêu cầu Cảng Quy Nhơn cung cấp bản gốc tờ trình ngày 24/7/2017.
Ngày 9/4/2024, Cảng Quy Nhơn có văn bản ý kiến với nội dung: Tờ trình ngày 24/7/2017 là tài liệu nội bộ, phục vụ công tác quản trị nội bộ của Cảng Quy Nhơn, không có giá trị bên ngoài nên không cần thiết cung cấp cho Tòa án và Tòa án đã ra thông báo số: 1313/2024/TB-TA ngày 11/4/2024 thông báo về việc không thu thập chứng cứ.Ngày 11/7/2024 Tòa án tỉnh Bình Định đã ra công văn số 2582/CV-TA đề nghị Cảng Quy Nhơn cung cấp bản gốc Tờ trình ngày 24/7/2017 nhưng đến nay Cảng Quy Nhơn vẫn không cung cấp chứng cứ nêu trên theo yêu cầu của Tòa án
Tuy nhiên, sau đó phía Cửu Long vẫn liên tục có đơn đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ bản gốc Tờ trình ngày 24/7/2017. Do đó, ngày 11/7/2024 Tòa án đã có công văn số 2582/CV-TA đề nghị Cảng Quy Nhơn cung cấp bản gốc Tờ trình ngày 24/7/2017.
"Thế nhưng, cho đến nay, Cảng Quy Nhơn vẫn không cung cấp chứng cứ nêu trên theo yêu cầu của Tòa án. Như vậy, Tòa án đã thực hiện việc thu thập tài liệu, chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật", Thẩm phán Võ Công Phương nêu.
Vì sao phải xét xử lại vụ kiện tranh chấp hợp đồng dịch vụ tại Cảng Quy Nhơn
Thời gian qua, Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn (Cảng Quy Nhơn) có liên quan đến vụ án “Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ” với Công ty TNHH Vận tải biển Cửu Long (Công ty Cửu Long).
Theo nội dung vụ án, ngày 12/10/2016, Công ty Cửu Long (bên A) và Công ty Cảng Quy Nhơn (bên B) cùng nhau ký kết Hợp đồng kinh tế số 274/CUULONG/2016/01.02 (sau đây viết tắt là Hợp đồng 274) về việc “Thuê tàu lai dắt vào khai thác tại cảng Quy Nhơn”.
Theo Hợp đồng 274, bên B đồng ý thuê tàu lai của bên A để thực hiện hỗ trợ tàu thủy của khách hàng bên B ra/vào Cảng Quy Nhơn. Thời hạn thuê 10 năm.
Sau khi ký hợp đồng 274, hai bên tiếp tục ký các Phụ lục hợp đồng (Phụ lục số 01 ngày 1/1/2017; số 2 ngày 7/7/2017; số 3 ngày 3/4/2018; số 4 ngày 5/7/2018), trong đó có nội dung hai bên thỏa thuận điều chỉnh về đơn giá thanh toán cước các tàu lai dắt theo chiều dài tàu, đặc điểm tàu (có chân vịt hoặc không có chân vịt) và trọng tải của tàu yêu cầu hỗ trợ lai dắt.
Quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên đã tiến hành đối chiếu và thanh toán cụ thể như sau: Từ ngày 12/10/2016 đến ngày 1/7/2017 hai bên đã hoàn thành việc thanh toán, xuất hóa đơn và không có tranh chấp. Đến tháng 12/2018, hai bên xảy ra tranh chấp.
Công ty Cửu Long cho rằng, Công ty Cảng Quy Nhơn vi phạm Hợp đồng 274 (không thực hiện đối chiếu, không thanh toán cho Công ty theo giá tàu ngoại).
Ngày 4/12/2018, Công ty Cửu Long ban hành Công văn số 72/CV-CL gửi Công ty Cảng Quy Nhơn với nội dung là: Công ty Cửu Long thông báo sẽ kết thúc Hợp đồng 274 với Công ty Cảng Quy Nhơn vào ngày 5/12/2018. Sau khi kết thúc hợp đồng, Công ty Cửu Long sẽ thực hiện việc ký hợp đồng trực tiếp với các Chủ tàu/ Đại lý tàu biển để thực hiện dịch vụ lai dắt tàu biển vào làm hàng tại Cảng Quy Nhơn.
Sau khi đưa ra xét xử sơ thẩm, bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 05/2022/KDTM-ST ngày 15/7/2022 của TAND tỉnh Bình Định tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty Cửu Long, buộc Công ty Cảng Quy Nhơn phải có nghĩa vụ trả cho Công ty Cửu Long gần 50 tỷ đồng. Hai công ty tiếp tục thực hiện Hợp đồng 274.
Tại phiên phúc thẩm, bản án có kháng cáo và Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 31/2022/KDTM-PT ngày 16/12/2022 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng tuyên: Buộc Công ty Cảng Quy Nhơn trả cho Công ty Cửu Long tổng cộng hơn 53 tỉ đồng. Hai bên tiếp tục thực hiện Hợp đồng 274. Ngày 21/4/2023, Công ty Cảng Quy Nhơn đã nộp hơn 53,48 tỷ đồng cho Cục Thi hành án dân sự Bình Định để thi hành án.
Ngày 28/4 và 4/5/2023, Cục Thi hành án dân sự Bình Định đã chi trả số tiền 53,48 tỷ đồng cho Công ty Cửu Long.
Cho rằng bản án chưa thỏa đáng, phía Cảng Quy Nhơn đã có kiến nghị lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSND). Vì thế, ngày 14/6/2023 VKSND tối cao ra Quyết định Kháng nghị Giám đốc thẩm (số 02/QĐKNGĐT-VKS-KDTM) đối với Bản án KDTM phúc thẩm số 31/2022/KDTM-PT ngày 16/12/2022 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng.
Căn cứ vào văn bản này, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã chấp nhận toàn bộ kháng nghị Giám đốc thẩm số 02/QĐKNGĐT-VKS-KDTM ngày 14/6/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao, hủy hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giao hồ sơ về TAND tỉnh Bình Định giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật trong vụ án “Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ” xảy ra tại Cảng Quy Nhơn.
Tuy nhiên, "nút thắt" chính của vụ án kinh tế này nằm ở chỗ Cảng Quy Nhơn từ chối cung cấp hồ sơ cho Toà án và viện dẫn Tờ trình ngày 24/7/2017 (bút lục số 849) để lập luận cho rằng hai bên đã thống nhất, đối chiếu, thanh toán xong cước phí lai dắt từ ngày 1/7/2017 đến 5/12/2018, với số tiền hơn 24,43 tỉ đồng.
Đây được coi là chứng cứ quan trọng, xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án nhưng phía Cảng Quy Nhơn chỉ cung cấp được photocopy tự sao mà không có bản gốc.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lãi 2.502 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024
Theo báo cáo tài chính, doanh thu hợp nhất VIMC tính đến hết tháng 9/2024 ước đạt 13.592 tỷ đồng, bằng 135% cùng kỳ năm ngoái và bằng 101% kế hoạch 9 tháng; lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt 2.502 tỷ đồng, bằng 157% cùng kỳ năm ngoái và bằng 92% kế hoạch 9 tháng.
Trong đó, Công ty mẹ đạt doanh thu 2.372 tỷ đồng, bằng 157% cùng kỳ năm ngoái và bằng 98% kế hoạch 9 tháng; lợi nhuận trước thuế đạt 1.402 tỷ đồng, bằng 454% cùng kỳ và bằng 150% kế hoạch 9 tháng đầu năm.
Cũng trong 9 tháng đầu năm, sản lượng vận tải toàn Tổng công ty đã đạt 13,5 triệu tấn; sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 109,4 triệu tấn.
Xem thêm tại markettimes.vn