Vn-Index bật mạnh theo chứng khoán Trung Quốc, tự doanh ra sức gom hàng

Vn-Index đã có một phiên tăng điểm đầy bất ngờ chủ yếu nhờ tín hiệu tích cực từ thị trường chứng khoán Trung Quốc. Quốc gia này chính thức áp dụng song song hai công cụ gồm hạ lãi suất và giảm dự trữ bắt buộc để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các chỉ số chứng khoán như Shanghai bật tăng mạnh trở thành động lực cho chứng khoán Việt Nam bứt phá.

Chỉ số vẫn giằng co suốt từ đầu phiên với thanh khoản đì đẹt, tuy nhiên sau 2g chiều một lượng tiền lớn đổ vào, thanh khoản lên cao khớp lệnh ba sàn gần 20.000 tỷ đồng. Vn-Index chốt phiên tăng 8,51 điểm tiến về vùng 1.276 điểm. Độ rộng đẹp miên man với 256 mã tăng trên 119 mã giảm điểm. Trong đó, hầu hết các nhóm ngành đều tăng trưởng tốt. Riêng ngân hàng, bất động sản và chứng khoán ba nhóm vốn hóa lớn tăng lần lượt 0,95%; 0,96% và 0,55%.

Trong đó, nhóm bất động sản khu công nghiệp có KBC bật tăng hết biên độ, GVR tăng 1,7%;PHR tăng 2%... Các nhóm khác cũng tăng khá tốt như nguyên vật liệu tăng 0,86%; Viễn thông tăng 1,54%; Thực phẩm đồ uống tăng 0,84%; Phần mềm tăng 0,42%.

Top cổ phiếu kéo điểm cho thị trường hôm nay gồm BID kéo mạnh nhất 0,69 điểm; VHM kéo 0,59 điểm ngoài ra còn có GVR; MBB; STB; VIB. Khối ngoại hôm nay bán ròng đột biến 2.500 tỷ đồng chủ yếu bán ở cổ phiếu VIB 2.749 tỷ đồng, bán thỏa thuận ở VIB hơn 3.000 tỷ đồng. Như vậy, nếu không tính thỏa thuận VIB, khối ngoại vẫn mua ròng cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 159.2 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Bán lẻ, Bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MWG, STB, NAB, HCM, KBC, VHM, VCB, FPT, FRT, DIG.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Dầu khí. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VND, VPB, HDB, TPB, NKG, PLX, EIB, MSN, SSI.

Vn-Index bật mạnh theo chứng khoán Trung Quốc, tự doanh ra sức gom hàng - Ảnh 1

Nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 3210.2 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 341.6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 10/18 ngành, chủ yếu là ngành Hàng cá nhân & Gia dụng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VND, VRE, MSN, HDB, EIB, PNJ, NKG, TPB, TLG, NLG.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 8/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Ngân hàng, Bán lẻ. Top bán ròng có: STB, VHM, FPT, KBC, HCM, MWG, VPB, VCB, TCB.

Tự doanh mua ròng 583.0 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 217.2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 10/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Công nghệ Thông tin. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm STB, FPT, MWG, TCB, VIB, VHM, HPG, VPB, FUESSVFL, GAS. Top bán ròng là nhóm Hàng cá nhân & Gia dụng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm KDH, TLG, CTD, VRE, KBC, IJC, FRT, PTB, BID, VOS.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 1361.8 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 34.9 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 8/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Bán lẻ Top bán ròng có MWG, NAB, PNJ, MSN, NLG, HDB, CTG, VRE, DRC, VDS. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top mua ròng có VPB, STB, DBC, VIB, KBC, VHM, DGC, MBB, TCD, ACB.

Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 7.006,8 tỷ đồng, tăng +162,5% so với phiên liền trước và đóng góp 35,3% tổng giá trị giao dịch.

Hôm nay có giao dịch đáng chú ý ở cổ phiếu VIB, với 148 triệu đơn vị tương đương 2.664 tỷ đồng được Tổ chức nước ngoài bán thỏa thuận cho các nhóm nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư cá nhân, Tổ chức trong nước và Tự doanh trong nước. Ngoài ra còn có giao dịch Tổ chức trong nước bán thỏa thuận hơn 99,4 triệu đơn vị cổ phiếu SSB (trị giá 1.478,1 tỷ đồng) cho nhà đầu tư cá nhân.

Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng (TCB, STB, HDB, VPB) và nhóm vốn hóa lớn (VHM, MWG, HPG, VIC).

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Ngân hàng, Bán lẻ, Thiết bị điện, Dầu khí, Nhựa, cao su & sợi, trong khi giảm ở Chứng khoán, Xây dựng, Thép, Hóa chất, Nuôi trồng nông & Hải sản, Thực phẩm, Phần mềm, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng.

Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.

Xem thêm tại vneconomy.vn