VN-Index đảo chiều tăng hơn 3 điểm nhờ lực kéo của nhóm vốn hóa lớn
Đóng cửa, VN-Index tăng 3,15 điểm (0,25%) lên 1.283,04 điểm, HNX-Index tăng 0,43 điểm (0,18%) đạt 242,31 điểm, UPCoM-Index đứng giá tham chiếu ở mốc 98,26 điểm.
Thị trường chứng khoán ghi nhận hồi phục trong phiên chiều nay với sự trở lại dẫn dắt của nhóm bluechips.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn tác động tích cực nhất đến VN-Index hôm nay là HVN, FPT, LPB, CTG, VNM, GAS. Trong số này, HVN với mức tăng 6,3% lên 36.350 đồng/cp đã trở thành trụ đỡ chính của thị trường phiên hôm nay với mức đóng góp hơn 1,2 điểm. Tại chiều giảm, SAB và VRE vẫn là hai lực cản tác động tiêu cực nhất đến chỉ số.
Thị trường trong trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng” với số mã giảm vẫn chiếm ưu thế. Toàn thị trường ghi nhận 478 mã đỏ, 414 mã xanh và 290 mã giữ giá không đổi. Sàn HOSE ghi nhận 231 mã giảm, 182 mã tăng và 76 mã đứng giá tham chiếu.
Thanh khoản phiên hôm nay ghi nhận cải thiện với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 735 triệu đơn vị, tương ứng giá trị tỷ đồng. Giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE hôm nay đạt gần 18.000 tỷ đồng.
Như vậy, VN-Index đã có chuỗi tăng 5 phiên liên tục với mức tăng gần 40 điểm. Chỉ số đóng cửa gần cao nhất tuần với cây nên tăng phủ định cây nến giảm của tuần trước đó. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp và dòng tiền chưa thật sự lan tỏa sang các nhóm ngành.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 1,76 điểm (0,14%) xuống 1.278,13 điểm, HNX-Index giảm 1,16 điểm (0,48%) về 240,72 điểm, UPCoM-Index tăng 0,04 điểm (0,04%) đạt 98,3 điểm.
Trong phiên 4/7, Sau khi chớm vượt đường MA20 và dần tiếp cận vùng cản gần, đà tăng điểm của VN-Index đã có phần chững lại với việc hình thành mẫu nến "spinning", cho thấy trạng thái giằng co trung tính của hai bên mua bán.
Nhìn chung, dù nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đang giữ nhịp chính cho thị trường, lực cầu tạm thời vẫn chưa có sự lan tỏa rộng và rủi ro đảo chiều vẫn đang hiện hữu khi chỉ số tiến lên vùng cản gần.
Bước sang phiên hôm nay, tiếp diễn xu hướng tăng như các phiên trước, VN-Index mở cửa xanh hơn 1 điểm lúc mở cửa. Sau khoảng 90 phút giao dịch, chỉ số liên tục nới rộng đà tăng với sự góp sức của các cổ phiếu trụ như VCB, FPT, BID. Ngay khi chỉ số tiến sát mốc 1.285 điểm, áp lực bán tại vùng giá cao lại lần nữa khiến VN-Index hạ nhiệt, dừng phiên sáng lùi về vùng giá đỏ với mức giảm gần 2 điểm.
Toàn thị trường ghi nhận 509 mã giảm, 302 mã tăng và 229 mã đứng giá tham chiếu. Tính riêng trên HOSE, phe bán áp đảo với số mã giảm gấp đôi số mã tăng.
Rổ VN30 ghi nhận 21 mã đỏ/6 mã xanh. Theo quan sát, các cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt hạ nhiệt về cuối phiên sáng, tuy nhiên mức giảm phổ biến ở các mã trong nhóm là dưới 1%, riêng VRE, SAB, HDB, TPB mất hơn 1% thị giá. Trong số này, SAB tác động tiêu cực nhất lên thị trường chung khi lấy đi gần 1 điểm của VN-Index.
Vừa qua, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố thông tin chi trả cổ tức đợt 2/2023. Công ty dự kiến trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20% (2.000 đồng/cp). Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 8/7, tương đương ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày hôm nay (5/7). Ngày thanh toán dự kiến là 31/7.
Ở phía đối diện, VCB, FPT, BID đóng vai trò là các lực đỡ chính của thị trường, bộ ba này đóng góp hơn 2,4 điểm cho VN-Index.
Chi tiết theo nhóm ngành, cổ phiếu bất động sản đồng loạt điều chỉnh với sắc đỏ lan rộng. ITA giảm 6,1% về 4.920 đồng/cp, DXG (-3,2%), HTN (-1,6%), VRE (-1,6%), HPX (-1,5%), PDR (-1,5%), LDG (-1,4%), NVL (-1,1%), DXS (-1,1%), L14 (-1,1%), …
Diễn biến chính ở hầu hết các nhóm ngành còn lại vẫn là phân hóa. Nhóm phân bón, hóa chất tiếp tục hút tiền với CSV tăng trần 3 phiên liên tiếp, cùng với LAS tăng 3,1% lên 23.400 đồng/cp, NET (+3%), LIX (+2,3%), DPM (+1,1%), BFC (+1%), DCM (+0,5%), DDV (+0,5%), …
Nhóm dệt may cũng là điểm sáng trong phiên sáng nay với VGT tăng 7,5% lên 17.300 đồng/cp, GMC (+5,3%), STK (+3,5%), TNG (+1,5%), GIL (+1,1%), TCM (+0,6%), MSH (+0,6%), …
Cổ phiếu ngành cảng biển cũng giao dịch tương đối khởi sắc với VOS tăng 5,2%, theo sau là SGP tăng 2,9%, VNL (+1,2%). Sắc xanh nhẹ hơn được chứng kiến ở HAH, PHP, VSC, GMD, TCL với tỷ lệ dưới 1%.
Thanh khoản có sự cải thiện so với phiên trước với tổng khối lượng giao dịch đạt gần 345 triệu đơn vị, tương đương giá trị hơn 8.223 tỷ đồng. Tính riêng trên HOSE, giá trị giao dịch tăng gần 13% lên 7.219 tỷ đồng.
Xem thêm tại vietnambiz.vn