VN-Index giảm 21 điểm, dòng tiền bắt đáy nhập cuộc?
Đồng USD tiếp tục tăng mạnh trong 1 tháng trở lại đây áp nhiều khả năng tiếp tục khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện các đợt phát hành tín phiếu hút tiền về để cân bằng áp lực tỷ giá. Trong vòng chưa đến một tuần (từ 11-15/3), NHNN đã phát hành 75.000 tỷ đồng tín phiếu.
>> Lo ngại VN-Index tạo mô hình 2 đỉnh giống tháng 9/2023?
13h55: Cổ phiếu VRE của Vincom Retail tăng mạnh sau giờ nghỉ ngay sau thông tin Tập đoàn Vingroup dự kiến bán 100% vốn điều lệ Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI.
Đáng chú ý, SDI là công ty đang sở hữu trên 99% vốn điều lệ của CTCP Kinh doanh Thương mại Sado, cổ đông lớn của Vincom Retail. Giao dịch dự kiến sẽ thực hiện từ tháng 3/2024 đến quý III/2024.
Sau khi giao dịch này hoàn tất, Công ty SDI, Công ty Sado và Công ty Vincom Retail không còn là công ty con của Tập đoàn Vingroup.
Được biết, Sado đang là cổ đông lớn nhất của Vincom Retail khi sở hữu 41,5% vốn điều lệ. Doanh nghiệp này bắt đầu sở hữu cổ phiếu VRE kể từ tháng 2/2021 sau khi sáp nhập công ty TNHH Kinh doanh và Phát triển Đô thị Nam Hà Nội.
Cùng với VRE, cổ phiếu VIC cũng tăng mạnh gần 2%. Đây cũng là 2 cổ phiếu đang tăng giá trên sàn HoSE.
Lực bán ở các nhóm ngành phân nào thu hẹp, VN-Index còn giảm hơn 21 điểm và quay trở lại mốc 1.240. Thời điểm sát 14h, thanh khoản trên cả 3 sàn đạt 40.000 tỷ đồng trong đó giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt gần 36.000 tỷ.
>> Ngày này 7 tháng trước, VN-Index giảm 55 điểm
11h30: Kết phiên sáng, VN-Index giảm gần 36 điểm về mức 1.227,9 điểm. HNX-Index giảm 5,63 điểm và UPCoM-Index giảm 1,8 điểm.
Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt hơn 30.000 tỷ đồng - tương đương mức giao dịch của cả phiên trước đó. Thanh khoản ghi nhận đột biến ở các nhóm bất động sản với gần 7.600 tỷ đồng, chứng khoán với 5.550 tỷ đồng và hóa chất với 2.360 tỷ.
Chỉ số nhóm chứng khoán, thủy sản, nhựa - hóa chất, cao su đều giảm trên 5%; các nhóm bán lẻ, dầu khí, ngân hàng, xây dựng, công nghệ thông tin giảm từ 2-3,5%.
Nhiều cổ phiếu bất động sản giảm giá trở lại như NVL, PDR, CII. Các mã HDG, KDH, KBC, VHM giảm mạnh từ 2-5%. Chỉ còn DIG ngược dòng tăng 3,5%, HQC tăng 3,3%, DXG tăng 0,8%, CEO tăng 0,9%, TCH tăng 2,6%, DPG tăng 3,2%... Hầu hết các mã này đều được giao dịch đột biến, thanh khoản thuộc Top đầu thị trường.
Khối ngoại bán ròng 490 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Cổ phiếu DGC, VHM, VPB, SSI, DCM là tâm điểm xả bán.
11h20: Lực bán gia tăng đẩy thị trường chứng khoán giảm mạnh hơn ngay sát giờ nghỉ trưa. VN-Index giảm 38 điểm về mốc 1.225. Toàn thị trường có gần 800 mã giảm so với gần 130 mã tăng.
cổ phiếu GVR bị kéo về mức giá sàn; nhiều mã VN30 như BCM, MSN, SSI, CTG, MBB...
10h30: Thị trường chứng khoán mở cửa rung lắc nhẹ quanh tham chiếu. Tuy nhiên, biến cố bất ngờ xuất hiện khi chỉ số lao dốc hơn 30 điểm về mức 1.232 điểm.
Từ đây, lực cầu nhập cuộc giúp biên độ giảm thu hẹp còn 20 điểm, tại mốc 1.242 điểm.
Thanh khoản sàn HoSE nhanh chóng vượt mức hơn 15.000 tỷ đồng. Phe bán chiếm áp đảo trên các bảng điện tử và ở hầu hết các nhóm ngành trong đó có cổ phiếu VN30.
Các cổ phiếu nhóm ngành hóa chất gặp áp lực bán mạnh, trong đó DGC và CSM giảm sàn. Ở nhóm ngân hàng, BID, VCB, TCB, CTG… gây sức ép lớn lên chỉ số.
Khối ngoại cũng bán ròng 267,8 tỷ đồng, tập trung vào các mã cổ phiếu là DGC, VHM, SSI, DCM…
Bất động sản là điểm sáng hiếm hoi của thị trường khi vẫn ghi nhận sắc xanh của DIG, CEO, NVL, PDR, DXG, TCH, CII, HDC, BCR, HQC...
Cổ phiếu DIC Corp thậm chí khớp lệnh gần 40 triệu đơn vị chỉ sau hơn 1 giờ giao dịch. Có thời điểm mã tăng trần lên mức 30.450 đồng/cp.
>> Cổ phiếu HQC rục rịch trở lại?
Nhận định thị trường tuần mới (18-22/3), Chứng khoán VCBS nhận định, ở khung đồ thị ngày, chỉ số chung đang có diễn biến rung lắc, tích lũy trở lại sau khi chạm mốc hỗ trợ 1.240 điểm, tương đương với mức 0.786 của thang đo Fibonacci thoái lui, chỉ báo dòng tiền CMF tuy hướng xuống nhưng vẫn đang neo ở vùng cao 0,17 cho thấy thị trường hiện tại vẫn chưa quá xấu. Nếu VN-Index tiếp tục điều chỉnh tích lũy thì kỳ vọng sẽ sớm lấy lại động lực và quay lại xu hướng tăng.
Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo dòng tiền CMF vẫn đang hướng lên cho thấy dòng tiền vẫn đang tham gia thị trường và chưa có dấu hiệu rút ra cùng chỉ báo RSI mới hình thành 1 đỉnh và chưa cho dấu hiệu hình thành đỉnh thứ 2 cho thấy xác suất cao thị trường sẽ tiếp tục tích lũy trước khi bước vào nhịp tăng điểm mới và hướng lên khu vực 1.300 điểm.
VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tận dụng những phiên rung lắc tích lũy để cân nhắc giải ngân đối với cổ phiếu cho tín hiệu kiểm định chắc chắn vùng hỗ trợ hoặc vượt qua kháng cự thuộc nhóm ngành thu hút dòng tiền ổn định như bất động sản, hóa chất, chứng khoán, ngân hàng.
>> 92 cổ phiếu bị cắt margin trên HoSE: Niềm vui sắp trở lại với NVL và HPX?
Xem thêm tại nguoiquansat.vn