VPBankS: Định giá cổ phiếu dầu khí đang thấp hơn VN-Index, lợi nhuận ngành dự kiến đi ngang trong 2024
Tại báo cáo triển vọng ngành dầu khí mới đây, Chứng khoán VPBank (VPBankS)EndFragment nhận định giá dầu sẽ chịu sức ép điều chỉnh trong nửa đầu năm 2024 khi nguồn cung từ nhóm ngoài OPEC tiếp tục tăng, đặc biệt từ Mỹ, trong khi nhu cầu hồi phục chậm do kinh tế thế giới còn khó khăn trong ít nhất nửa đầu năm. Giá dầu ở mức 75-85 USD/thùng về cơ bản vẫn tiếp tục hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dầu khí trong nước.
Nói rõ về cơ hội của ngành, hiện các dự án đầu tư thượng nguồn trong nước được triển khai đầu tư kể đến như: dự án Lô B - Ô Môn trao thầu giới hạn các gói thầu EPCI#1, EPCI#2, gói thầu đường ống Lô B – Ô Môn, dự án Sư Tử Trắng 2B...
Nguồn cung khí đốt được bổ sung từ dự án LNG Thị với khả năng cung cấp 1 triệu tấn (1,4 tỷ m3 khí). Cùng với đó, kinh tế trong nước hồi phục, thương mại vận tải tăng làm tăng nhu cầu tiêu thụ xăng đầu trong nước...
Các dự án điện khí LNG nhập khẩu, dự án năng lượng tái tạo trên biển, sản xuất amoniac xanh, hydrogen tiếp tục được Chính phủ, bộ ngành quan tâm hoàn thiện các cơ chế chính sách để sớm đưa vào thực hiện đầu tư. Đây là cơ hội cho trung và dài hạn.
Song song với các yếu tố hỗ trợ, ngành dầu khí cũng dự kiến gặp một số thách thức trong năm nay. Giá dầu nếu điều chỉnh giảm sâu xuống mức 50-60 USD/thùng sẽ gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, khai thác và kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất thực hiện dùng để bảo dưỡng định kỳ lần 5, sản lượng dự kiến giảm khoảng 15%. Một rủi ro khác là nhu cầu khí cho điện trong nước vẫn có khả năng tăng chậm. Năm 2024, Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch huy động khí cho điện ở mức 4,19-4,47 tỷ m3, bằng 86% ước thực hiện năm 2023.
Lợi nhuận ngành dự kiến đi ngang
Nhóm phân tích dự báo Tập đoàn PVN gia tăng trữ lượng năm 2024, tiếp tục đạt được mức cao từ 12 đến 15 triệu tấn dầu quy đổi. Sản lượng dầu thô khai thác năm nay dự báo đạt mức 10,5 triệu tấn, trong khi sản lượng khí tự nhiên là khoảng 8 tỷ m3. Bên cạnh đó, sản lượng khí thiên nhiên hóa lỏng kinh doanh có thể đạt 0,3-0,5 tỷ m3.
Sản lượng xăng dầu sản xuất năm 2024 của tập đoàn dự báo đạt khoảng 6,3 triệu tấn, bằng 85% của năm 2023 do nhà máy lọc dầu Dung Quất thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần thứ 5.
Theo VPBankS dự báo cả năm 2023, doanh thu nhóm ngành dầu khí ở mức 675.575 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 31.866 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 24% so với năm trước.
Dự báo năm 2024, doanh thu và lợi nhuận ngành sẽ đạt 684.590 tỷ đồng và 31.362 tỷ đồng, lần lượt tăng 1% và giảm 2% so với 2023.
Định giá cổ phiếu ngành dầu khí đang thấp hơn VN-Index
Về doanh nghiệp, VPBankS chỉ ra doanh thu và lợi nhuận trước thuế toàn ngành trong 9 tháng đầu 2023 giảm 12% và 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu các doanh nghiệp hạ nguồn giảm mạnh hơn do giá dầu giảm ảnh hưởng trực tiếp đến giá sản phẩm.
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), PV Oil (OIL), CNG Việt Nam (CNG) là những đơn vị có lãi giảm sâu 28-49%. Trong khi đó, Petroimex (PLX), PTSC (PVS), PVChem (PVC) có lãi tăng khả quan do cùng kỳ năm trước gặp khó khăn về thị trường kinh doanh. PVDrilling (PVD) chuyển từ lỗ sang lãi.
Định giá cổ phiếu dầu khí theo P/E và P/B đang thấp hơn so với VN-Index. P/E trung bình ở mức 11,3 lần so với 11,6 lần của VN-Index. Trong khi đó, P/B đạt 1,23 lần so với 1,68 lần của VN-Index.
Một số cổ phiếu đang có P/E cao như PVD, PVC, OIL, PVS do nhà đầu tư kỳ vọng lớn vào triển vọng doanh nghiệp. Trong khi đó, cổ phiếu có P/B cao như GAS, PGD, CNG, PLX thuộc nhóm phân phối hạ nguồn.
Xem thêm tại vietnambiz.vn