Vụ Trịnh Văn Quyết: Dùng hệ thống 83 công ty với vốn điều lệ 100.000 tỷ đồng để thao túng giá cổ phiếu
Viện KSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các bên liên quan. Ông Trịnh Văn Quyết, 2 em gái và 48 người khác bị truy tố.
Kết quả điều tra xác định, Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) thành lập tháng 12/2009 do Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT, vốn điều lệ đăng ký gần 7.100 tỷ đồng. Công ty do ông Trịnh Văn Quyết nắm giữ 30,34% vốn điều lệ.
Hệ thống của Tập đoàn FLC gồm 17 công ty con, công ty liên kết có vốn điều lệ đăng ký 31.367 tỷ đồng; 8 công ty liên quan nhằm mục đích đăng ký niêm yết có tổng vốn điều lệ đăng ký 39.207 tỷ đồng; 57 công ty vệ tinh có tổng vốn đăng ký 21.000 tỷ đồng.
Trịnh Văn Quyết có vai trò quyết định trong bộ máy tổ chức và hoạt động kinh doanh, có quyền chỉ đạo, quyết định với cả hệ thống 83 công ty trên (gồm cả FLC) với tổng vốn đăng ký 98.674 tỷ đồng.
Hệ sinh thái FLC tách thành các nhóm có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, trong đó:
Những công ty quan trọng bao gồm Faros (ROS), chứng khoán BOS (BOS), Nông dược HAI (HAI), CTCP Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC (GAB), CTCP Đầu tư khoáng sản Stone FLC (AMD), Công ty quản lý tài sản RTS.
Nhóm công ty con, công ty thuộc hệ sinh thái FLC là các cổ đông góp vốn, nhận ủy thá đầu tư của Faros, mở tài khoản chứng khoán để trịnh Thị Minh Huế sử dụng thao túng thị trường chứng khoán.
Nhóm công ty do Trịnh Thị Minh Huế sử dụng mở tài khoản chứng khoán, nhận ủy thác đầu tư.
Ngoài ra có 2 công ty kiểm toán liên quan là Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội; Công ty TNHH Kiểm toán ASC.
Vụ Giám sát công ty Đại chúng UBCKNN; Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Min (HoSE) đều có người liên quan. Trong số đó, riêng HoSE có ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch HĐQT, ông Lê hải Trà, Ủy viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc, ông Trầm Tuấn Vũ là phó Tổng Giám đốc và bà lê Thị Tuyết Hằng là Trưởng phòng quản lý và thẩm định giá bị truy tố.
Xem thêm tại nguoiquansat.vn