Xác định hướng tuyến ống ngầm hơn 21km cung cấp nhiên liệu cho sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam

Ngày 7/11, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức cuộc họp với các đơn vị liên quan để bàn về hướng tuyến ống ngầm cung cấp nhiên liệu cho sân bay Long Thành.

Theo Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL), chủ đầu tư tuyến ống, hệ thống này sẽ cung cấp nhiên liệu Jet A-1 từ kho đầu nguồn Gò Dầu (huyện Long Thành) đến sân bay Long Thành, với tổng chiều dài hơn 21km, chia thành 9 đoạn, trong đó có 8 đoạn nằm ngoài khu vực sân bay.

Tuyến ống ngầm này được quy hoạch chủ yếu dọc theo các tuyến đường lớn như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Quốc lộ 51, đường T1 kết nối với sân bay Long Thành, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và tuyến Thủ Thiêm - Long Thành.

Xác định hướng tuyến ống ngầm hơn 21km cung cấp nhiên liệu cho sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức phát biểu. Ảnh: Báo Người Lao Động

Thiết kế tuyến bao gồm 2 đường ống thép song song, cách nhau 0,5m, chôn sâu 2m dưới mặt đất. Mỗi ống có đường kính hơn 400mm và độ dày gần 13mm. Dự kiến thời gian xây dựng hoàn thành trong khoảng 7 tháng.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức, nhấn mạnh rằng sân bay Long Thành dự kiến khai thác vào năm 2026, do đó việc xây dựng tuyến ống ngầm cung cấp nhiên liệu cần được triển khai sớm để đảm bảo đồng bộ trong quá trình hoạt động của sân bay.

Xác định hướng tuyến ống ngầm hơn 21km cung cấp nhiên liệu cho sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam
Các hạng mục của sân bay Long Thành hiện đang được đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: Internet

Ông Đức cơ bản đồng ý với hướng tuyến do PVOIL đề xuất, đồng thời chỉ đạo Sở Xây dựng và huyện Long Thành phối hợp hỗ trợ chủ đầu tư rà soát, điều chỉnh quy hoạch đất đai và quy hoạch xây dựng để đảm bảo tuyến ống phù hợp với các cấp độ quy hoạch. Những công việc này cần được tiến hành khẩn trương và hoàn thành trong tháng 11.

Các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai đánh giá rằng hướng tuyến ống ngầm cơ bản phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xây dựng, và giao thông. Đồng thời, lưu ý chủ đầu tư đánh giá kỹ về hệ thống điện trong phạm vi xây dựng tuyến để tránh ảnh hưởng đến cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất trong quá trình triển khai.

Xác định hướng tuyến ống ngầm hơn 21km cung cấp nhiên liệu cho sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam
Phối cảnh dự án sân bay Long Thành. Ảnh minh họa

Dựa trên ý kiến của các cơ quan Trung ương và địa phương, đơn vị tư vấn đã điều chỉnh hướng tuyến đảm bảo đường ống ngầm nằm dưới lòng suối độc lập, không gắn vào các công trình cầu và tránh xa trụ cầu để không ảnh hưởng đến dòng chảy sông, nằm ngoài hành lang an toàn của đường sắt, và hạn chế tối đa việc cắt ngang với đường sắt.

Đối với các đoạn đi qua khu vực dân cư đông đúc, để đảm bảo an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ, chủ đầu tư đã đưa ra phương án lắp đặt đường ống chịu lực cao, tuân thủ quy định về phòng chống cháy nổ. Hướng tuyến sau khi điều chỉnh đảm bảo không ảnh hưởng đến quỹ đất và các quy hoạch liên quan của địa phương.

Dự án sân bay Long Thành được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai có tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD, chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 dự kiến khai thác vào năm 2026 với vốn đầu tư 5,45 tỷ USD, đạt công suất 25 triệu lượt khách/năm.

Giai đoạn 2 triển khai từ 2028-2032, nâng công suất lên 50 triệu lượt khách/năm. Giai đoạn 3 sẽ bắt đầu sau năm 2035, đưa công suất sân bay lên 100 triệu lượt khách/năm và giúp sân bay Long Thành trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam.

Xem thêm tại nguoiquansat.vn