Báo cáo phân tích | 24/08/2022
Áp lực bán suy yếu, VN-Index đi ngang với dòng tiền dè dặt
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/08/2022, chỉ số VNINDEX đóng cửa ở 1277,16, tăng 6,4 điểm, tương đương mức 0,5%. Khối lượng khớp lệnh đạt 596,05 triệu cổ phiếu, tăng 5,7%. Thanh khoản sàn HOSE đạt 15196 tỷ VNĐ, tăng 1139 tỷ VNĐ, tương đương 8,1% so với phiên trước.
Số mã tăng chiếm ưu thế gấp 1,6 lần số mã giảm.
VN30 tăng 0,34%, nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình tăng 0,5% và nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng 0,79%.Thanh khoản giảm ở nhóm Vn30 và luân chuyển gia tăng ở nhóm Midcap và Smallcap
Hai cổ phiếu tác động lớn nhất đến chỉ số là VCB (2,2 điểm) và VNM (1 điểm) trong khi phần còn lại thể hiện mức ảnh hưởng rất hẹp.
Các chỉ số nhóm ngành đều có mức dao động không quá 1%. Trong đó mức suy yếu duy nhất đến từ chỉ số ngành công nghệ thông tin với áp lực đến từ đà giảm của cổ phiếu CMG. Điểm sáng trong ngày đến từ các cổ phiếu đầu ngành phân bón hóa chất như DGC, DPM,DCM thể hiện lực cầu mạnh mẽ dẫn dắt đà tăn chung của dòng này. Một số cổ phiếu thực phẩm,dầu khí trở thành tâm điểm thu hút nhà đầu tư như PAN,TAR, ABS,HNG, VNM và PVD,BSR
Khối ngoại có phiên bán ròng đạt 161,83 tỷ VNĐ. Trong đó, khối ngoại mua ròng lớn nhất cổ phiếu VNM với 154,78 tỷ VNĐ và bán ròng lớn nhất cổ phiếu DGC với 68,77 tỷ VNĐ. Tổng giao dịch ròng tích lũy trong tháng 8 đạt mua ròng 1642,72 tỷ VNĐ.
Chỉ số VNINDEX hình thành mẫu nến tăng điểm thân ngắn có bóng nến ngắn (nến Doji Star) đóng cửa cao nhất trong hơn hai tháng qua. Giá duy trì trên MA5, MA20. Chỉ số RSI lại một lần nữa có xu hướng tiệm cận mức 70 và có thể tiến vào vùng quá mua. Dòng tiền tiếp diễn luân chuyển khi tâm lý dè dặt bao trùm đà chững lại của nhóm cổ phiếu lớn và tín hiệu bán ròng trở lại của nhóm tự doanh và nhà đầu tư tổ chức. Nhà đầu tư duy trì tỷ trọng phù hợp và tập trung vào các cổ phiếu có triển vọng dài hạn ,chờ đợi xác nhận rõ ràng hơn của thị trường chung.