Phân tích kỹ thuật | 15/11/2022

Mô hình cánh bướm trong chứng khoán – Áp dụng trong việc tìm hiểu xu hướng thị trường!

Mô hình cánh bướm là một trong số mô hình giá Harmonic được biến đổi. Mô hình này có tỷ lệ xuất hiện trên biểu đồ giá nhiều. Bên cạnh đó, chất lượng tín hiệu của mô hình này cũng cực kỳ hiệu quả. Vậy mô hình cánh bướm là gì? Các loại mô hình và cách giao dịch sẽ có trong bài viết dưới đây.

Mô hình cánh bướm trong chứng khoán!
Mô hình cánh bướm trong chứng khoán!

Mô hình cánh bướm là gì? 

Mô hình cánh bướm (tiếng Anh là Butterfly Pattern) là một biến thể của mô hình Harmonic. Mô hình này xuất hiện ở cuối xu hướng mở rộng giá của cổ phiếu. Mô hình gồm 5 điểm X, A, B, C, D và các đường nối với nhau tạo thành các sóng chuyển động. 

Theo các chuyên gia, mô hình này giúp họ xác định điểm kết thúc của một xu hướng dễ hơn; bên cạnh đó, mô hình còn đưa điểm mua hợp lý. Mô hình được phát minh bởi Bryce Gilmore, sau đó được hoàn chỉnh bởi Scott Carney. Mô hình này có thể áp dụng hầu như các thị trường tài chính như chứng khoán, forex, tiền mã hóa,…

Ý nghĩa của mô hình cánh bướm

Butterfly Pattern có một số ý nghĩa mang lại từ mô hình như sau:

  • Báo hiệu đảo chiều xu hướng. Khi mô hình được điều chỉnh về điểm D, cổ phiếu sẽ chuyển động giá theo đường ban đầu của XA. Nếu XA là đoạn tăng thì cổ phiếu tăng, ngược lại nếu XA là đoạn giảm thì cổ phiếu sẽ giảm.
  • Đưa ra điểm mua hấp dẫn. Cha đẻ của mô hình này là Carney nhấn mạnh mô hình này cho các vùng giá cao và thấp trong một xu hướng cụ thể. Nhà đầu tư có thể lựa chọn mức giá mong muốn của mình qua mô hình.

Đặc điểm của mô hình cánh bướm

Đặc điểm mô hình cánh bướm
Mô hình cánh bướm có những đặc điểm nào?

Butterfly Pattern vì xuất phát từ mô hình Gartley nên có điểm giống nhau về hình thức; bên cạnh đó, mô hình này cũng giống mô hình con dơi (bat). Nhà đầu tư nên biết rõ đặc điểm của mô hình này như sau để tránh sai sót khi nhận diện:

  • XA: Giai đoạn này nến giá có thể tăng hoặc giảm sau khi kết thúc điểm D. Đường XA sẽ không có quy định nào về tỷ lệ Fibonacci như các đường khác.
  • AB: Giá sẽ đảo chiều so với XA và lùi lại Fibonacci Retracement (thoái lui) 78.6%. Đây là bước quan trọng để nhà đầu tư nhận diện mô hình này với các mô hình khác.
  • BC: Đây là giai đoạn điều chỉnh Fibonacci Retracement từ 38,2% lên 88,6% của đường AB.
  • CD: Nếu như đường BC là 38,2% thì CD sẽ là Fibonacci Extension (mở rộng) 161,8% của đường BC. Nếu BC là 88,6% thì CD là Fibonacci Extension 261,8% của BC.
  • XD: Đây là xu hướng chung của đoạn AB, BC, CD và là đoạn Fibonacci Extension từ 127%-161,8% của đường XA.

Các loại mô hình cánh bướm

Như các mô hình khác của Harmonic, Butterfly Pattern cũng có hai loại là mô hình Bullish Butterfly và Bearish Butterfly. Cụ thể hai mô hình này sẽ có ngay bên dưới.

Mô hình Bullish Butterfly

Mô hình này có hình dạng hai đỉnh núi, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Cụ thể mô hình diễn biến như sau:

  • Đoạn XA sẽ bắt đầu tăng giá. Tiếp đó, giảm giá về B.
  • Từ B tăng đến C, giai đoạn cuối cùng giá giảm từ C xuống D. 
  • Từ D sẽ tăng vọt qua điểm X bắt đầu xu hướng. Đây là điểm mua hợp lý cho nhà đầu tư.
Hai loại mô hình cánh bướm: Bullish và Bearish
Hai loại mô hình cánh bướm: Bullish và Bearish

Mô hình Bearish Butterfly

Ngược lại với mô hình tăng, mô hình này có hình dạng như mô hình hai ngọn núi ngược; với đáy sau cao hơn đáy trước. Diễn biến của mô hình như sau:

  • Ngược lại với Bullish, XA sẽ là đoạn giảm giá. Từ A giá tăng lên B.
  • Sau đó, từ B giá giảm xuống C. Giai đoạn cuối cùng giá sẽ tăng từ C lên D.
  • ĐIểm D sẽ giảm sâu hơn điểm X bắt đầu. Điểm D là vùng giá bán cho nhà đầu tư chốt lời.

Cách giao dịch với mô hình cánh bướm

Điểm đặt lệnh

Cách giao dịch của Butterfly Pattern cũng tương tự như các mô hình Harmonic khác. Khi mô hình hoàn chỉnh các giai đoạn, đây chính là thời điểm đặt lệnh của nhà đầu tư. Điểm đặt lệnh luôn là điểm D của Pattern Butterfly, cụ thể:

  • Đặt lệnh mua cổ phiếu tại D với Bullish Butterfly.
  • Đặt lệnh bán cổ phiếu tại D với Bearish Butterfly.

Điểm chốt lời

Tiếp theo sẽ đến điểm chốt lời nào là hợp lý với mô hình. Điểm A chính là điểm ở vị trí cao nhất của Bullish Butterfly và vị trí thấp nhất của Bearish Butterfly. Thế nhưng điểm A chỉ là điểm chốt lời mang tính an toàn vì lợi nhuận không cao. Điểm cao nhất trong mô hình Bullish Butterfly là tại 161,8% của đoạn CD.

Cần dựa vào thị trường mà nhà đầu tư nên xác định cụ thể mức lợi nhuận. Nếu đánh giá xu hướng thị trường là uptrend, mức lợi nhuận mong muốn sẽ cao hơn. Ngược lại là downtrend thì mức lợi nhuận mong muốn sẽ thấp hơn.

Điểm cắt lỗ

Việc cắt lỗ cũng quan trọng không kém trong mô hình con bướm. Trong mô hình Bullish Butterfly, bạn có thể đặt cắt lỗ tại điểm D thấp hơn 2-3% giá. Tương tự như trong Bearish Butterfly, bạn có thể đặt cắt lỗ trên điểm D 2-3% giá.

Kết luận

Mô hình cánh bướm tuy khá phức tạp do kết hợp với tỷ lệ vàng Fibonacci. Thế nhưng hiệu quả mà mô hình này mang lại không hề kém cạnh. Nhà đầu tư có thể tham khảo và ứng dụng mô hình này trong giao dịch cổ phiếu để có cái nhìn sâu sắc nhất.

share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan