Báo cáo phân tích | 15/08/2022
SHB trở thành điểm sáng, dòng cổ phiếu vua dẫn dắt đà hồi phục
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/08/2022, chỉ số VNINDEX đóng cửa ở 1274,2, tăng 11,9 điểm, tương đương mức 0,9%. Thanh khoản sàn HOSE đạt 15509 tỷ VNĐ, tăng 2451 tỷ VNĐ, tương đương 18,77% so với phiên trước.
Tâm lý nhà đầu tư khá tích cực. Số mã tăng chiếm ưu thế gấp 1,4 lần số mã giảm.
VN30 tăng 1%, nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình tăng 1,36% và nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng 0,54%.
Nhân tố “gồng gánh” thị trường là BID với 2,36 điểm, kế đến là CTG. Trong khi đó, top 10 mã giảm điểm chỉ ảnh hưởng 1,1 điểm tới chỉ số chung.
Sắc xanh phủ khắp các chỉ số nhóm ngành và đánh dấu phiên các chỉ số đều có biên độ dương trong 5 phiên gần nhất. Trong đó, mức tích cực đến đến từ đà tăng của chỉ số công nghệ thông tin với 3.09% với các cổ phiếu dẫn đầu đua nhau tăng tốc như FPT, CTR, CMG. Đà tăng kịch trần với thanh khoản gấp 6,7 lần phiên trước của SHB lan tỏa tâm lý tích cực cho cả dòng ngân hàng. Các nhóm ngành đóng góp các cổ phiếu nổi bật như bán lẻ (FPT, FRT) và nông lâm ngư (HNG, HAG). Ở chiều ngược lại, tâm lý thận trọng đè nặng khiến dòng chứng khoán thoái lui nhẹ khi 19/26 mã có biên độ dưới 1% vàcác cổ phiếu lớn SSI, VND tiếp diễn suy giảm thanh khoản trong ba phiên gần nhất.
Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp đạt 65,19 tỷ VNĐ. Trong đó, khối ngoại tiếp diễn mua ròng lớn nhất cổ phiếu HPG với 184,06 tỷ VNĐ và bán ròng lớn nhất cổ phiếu VNM với 114,71 tỷ VNĐ. Tổng giao dịch ròng tích lũy trong tháng 8 đạt mua ròng 1608,55 tỷ VNĐ.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index hình thành mẫu nến tăng điểm với thân ngắn đóng cửa ở mức cao nhất trong 2 tháng gần nhất.Đường MA20 vượt lên trên MA50 trong khi giá tiếp diễn leo trên MA5. Chỉ báo RSI tiếp cận trở lại vùng quá mua. VNINDEX trở lại và tiến sâu đến mức 1280. Khuyến khích nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng tài khoản phù hợp có thể chốt lời một phần những mã đã hồi phục mạnh mẽ, và cẩn trọng quan sát thị trường tại các mức cản ngắn hạn. Chỉ số thị trường tiếp diễn hồi phục trong bối cảnh triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu phát đi các tín hiệu đáng lo ngại , điển hình là leo thang căng thẳng năng lượng châu Âu – Nga và lo ngại suy giảm tăng trưởng của Trung quốc.