Tài chính cá nhân | 02/07/2024

Tăng lương cơ sở – Điểm sáng cho người lao động và nền kinh tế

Tăng lương cơ sở là chủ đề nóng hổi được quan tâm đặc biệt trong bối cảnh kinh tế – xã hội hiện nay. Việc điều chỉnh lương cơ sở từ 1/7/2024 mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng 

Theo quyết định của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng 30% so với mức lương hiện hành, tức là từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,35 triệu đồng/ tháng. Đây là mức tăng cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay.

Cụ thể, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ viên chức trong cơ quan nhà nước khi tăng lương cơ sở lên mức 2.340.000 đồng như sau:

Bậc lương Hệ số Mức lương( đồng)
Viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1)
Bậc 1 6,2 14.508.000
Bậc 2 6,56 15.350.400
Bậc 3 6,92 16.192.800
Bậc 4 7,28 17.035.200
Bậc 5 7,64 17.877.600
Bậc 6 8 18.720.000
Viên chức loại A3 nhóm 2 (A3.2)
Bậc 1 5,75 13.455.000
Bậc 2 6,11 14.297.400
Bậc 3 6,47 15.139.800
Bậc 4 6,83 15.982.200
Bậc 5 7,19 16.824.600
Bậc 6 7,55 17.667.000
Viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1)
Bậc 1 4,4 10.296.000
Bậc 2 4,74 11.091.600
Bậc 3 5,08 11.887.200
Bậc 4 5,42 12.682.800
Bậc 5 5,76 13.478.400
Bậc 6 6,1 14.274.000
Bậc 7 6,44 15.069.600
Bậc 8 6,78 15.865.200
Viên chức loại A2 nhóm 2 (A2.2)
Bậc 1 4 9.360.000
Bậc 2 4,34 10.155.600
Bậc 3 4,68 10.951.200
Bậc 4 5,02 11.746.800
Bậc 5 5,36 12.542.400
Bậc 6 5,7 13.338.000
Bậc 7 6,04 14.133.600
Bậc 8 6,38 14.929.200
Viên chức loại A1
Bậc 1 2,34 5.475.600
Bậc 2 2,67 6.247.800
Bậc 3 3 7.020.000
Bậc 4 3,33 7.792.200
Bậc 5 3,66 8.564.400
Bậc 6 3,99 9.336.600
Bậc 7 4,32 10.108.800
Bậc 8 4,65 10.881.000
Bậc 9 4,98 11.653.200
Viên chức loại A0
Bậc 1 2,1 4.914.000
Bậc 2 2,41 5.639.400
Bậc 3 2,72 6.364.800
Bậc 4 3,03 7.090.200
Bậc 5 3,34 7.815.600
Bậc 6 3,65 8.541.000
Bậc 7 3,96 9.266.400
Bậc 8 4,27 9.991.800
Bậc 9 4,58 10.717.200
Bậc 10 4,89 11.442.600
Viên chức loại B
Bậc 1 1,86 4.352.400
Bậc 2 2,06 4.820.400
Bậc 3 2,26 5.288.400
Bậc 4 2,46 5.756.400
Bậc 5 2,66 6.224.400
Bậc 6 2,86 6.692.400
Bậc 7 3,06 7.160.400
Bậc 8 3,26 7.628.400
Bậc 9 3,46 8.096.400
Bậc 10 3,66 8.564.400
Bậc 11 3,86 9.032.400
Bậc 12 4,06 9.500.400
Viên chức loại C nhóm 1 (C1)
Bậc 1 1,65 3.861.000
Bậc 2 1,83 4.282.200
Bậc 3 2,01 4.703.400
Bậc 4 2,19 5.124.600
Bậc 5 2,37 5.545.800
Bậc 6 2,55 5.967.000
Bậc 7 2,73 6.388.200
Bậc 8 2,91 6.809.400
Bậc 9 3,09 7.230.600
Bậc 10 3,27 7.651.800
Bậc 11 3,45 8.073.000
Bậc 12 3,63 8.494.200
Viên chức loại C nhóm 2: Nhân viên nhà xác (C2)
Bậc 1 2 4.680.000
Bậc 2 2,18 5.101.200
Bậc 3 2,36 5.522.400
Bậc 4 2,54 5.943.600
Bậc 5 2,72 6.364.800
Bậc 6 2,9 6.786.000
Bậc 7 3,08 7.207.200
Bậc 8 3,26 7.628.400
Bậc 9 3,44 8.049.600
Bậc 10 3,62 8.470.800
Bậc 11 3,8 8.892.000
Bậc 12 3,98 9.313.200
Viên chức loại C nhóm 3: Y công (C3)
Bậc 1 1,5 3.510.000
Bậc 2 1,68 3.931.200
Bậc 3 1,86 4.352.400
Bậc 4 2,04 4.773.600
Bậc 5 2,22 5.194.800
Bậc 6 2,4 5.616.000
Bậc 7 2,58 6.037.200
Bậc 8 2,76 6.458.400
Bậc 9 2,94 6.879.600
Bậc 10 3,12 7.300.800
Bậc 11 3,3 7.722.000
Bậc 12 3,48 8.143.200

Nguồn: Nghị định 204/2004/NĐ-CP

Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ viên chức trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định:” Mức tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng( 30%) là mức tăng cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, góp phần cải thiện và các chính sách hỗ trợ gắn với mức lương cơ sở”

Ảnh hưởng của việc tăng lương cơ sở 2024 đến xã hội

Ảnh hưởng của việc tăng lương cơ sở 2024 đến xã hội
Ảnh hưởng của việc tăng lương cơ sở 2024 đến xã hội

Ảnh hưởng tích cực

Nâng cao đời sống người lao động: Tăng lương cơ sở có tác động trực tiếp và quan trọng đến việc cải thiện đời sống của người lao động. Khi thu nhập cơ sở tăng lên, người lao động, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, sẽ có thêm nguồn thu nhập để đáp ứng các chi phí sinh hoạt như chi phí ăn uống, nhà ở, y tế, giáo dục và vui chơi giải trí. Điều này giúp tạo điều kiện sống tốt hơn và đảm bảo an sinh xã hội cho các gia đình.

Thúc đẩy tiêu dùng: Mức lương cơ sở cao hơn cũng có tác động tích cực lên thị trường tiêu dùng. Khi người lao động có thu nhập cao hơn, họ có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ. Điều này tạo ra một sự tăng trưởng trong nhu cầu tiêu dùng, đóng góp sự phục hồi và phát triển của thị trường trong nước. Việc tiêu dùng gia tăng thúc đẩy sự phát triển của các ngành hàng hóa và dịch vụ, từ đó tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Khuyến khích sản xuất: Mức lương cơ sở tăng cũng tạo động lực cho các doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất và đầu tư. Với nguồn lực tài chính được cải thiện , các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các trang thiết bị mới và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Điều này không chỉ tạo ra việc làm mới mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện hiệu suất lao động.

Giảm thiểu bất bình đẳng thu nhập: Tăng lương cơ sở có thể giúp giảm bất bình đẳng thu nhập xã hội. Khi lương cơ sở tăng, khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp xã hội, đặc biệt là giữa người giàu và người nghèo, có thể thu hẹp. Điều này hướng đến một xã hội công bằng hơn, nơi mọi người có cơ hội tiếp cận lợi ích kinh tế và xã hội một cách công bằng hơn.

Ảnh hưởng tiêu cực

Có thể dẫn đến lạm phát: Khi tăng lương cơ sở mà không đi kèm với tăng trưởng năng suất, giá cả của hàng hóa và dịch vụ có thể tăng lên. Điều này ảnh hưởng đến người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, khi họ phải đối mặt với giá cao hơn mà không có tăng lượng thu nhập tương ứng.

Gây áp lực cho doanh nghiệp: Tăng lương cơ sở có thể gây áp lực lên các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc tăng lương đồng nghĩa với việc tăng chi phí lao động, và đối với những doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp, điều này có thể gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động và tăng lương cho người lao đồng. Một số doanh nghiệp có thể đối mặt với áp lực giảm việc làm hoặc cắt giảm các phúc lợi và lợi ích khác cho người lao động để cân nhắc chi phí.

Mất cân bằng trên thị trường lao động: Tăng lương cơ sở có thể dẫn đến mất cân bằng thị trường lao đồng. Khi mức lương, những ngành nghề có mức lương thấp hơn có thể gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nguồn lao động có xu hướng chuyển sang các ngành có mức lương cao hơn. Điều này có thể tạo ra thiếu hụt lao động trong một số ngành và gây áp lực lên sự cân đối giữa nguồn cung và nguồn lao động

Giải pháp để thực hiện hiệu quả việc tăng lương cơ sở 2024

Giải pháp để thực hiện hiệu quả việc tăng lương cơ sở 2024
Giải pháp để thực hiện hiệu quả việc tăng lương cơ sở 2024

Để thực hiện kiểm soát giá cả và hạn chế ảnh hưởng của việc tăng lương cơ sở đến giá cả hàng hóa và dịch vụ, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp sau:

Kiểm soát giá cả thị trường: Chính phủ cần tiến hành đánh giá và quản lý giá cả hàng hóa và dịch vụ quan trọng, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu và có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Việc này có thể bao gồm việc xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả, theo dõi biến động giá và thông báo đến công chúng để tạo sự minh bạch và giám sát giá cả thị trường.

Thúc đẩy cạnh tranh và giảm cạnh tranh không lành mạnh: Chính phủ cần tạo điều kiện để thúc đẩy cạnh tranh trong thị trường, từ đó giảm cạnh tranh không lành mạnh và giúp kiểm soát giá cả. Điều này có thể đạt được bằng cách xây dựng và thực thi các chính sách cạnh tranh, đảm bảo công bằng, độc lập và minh bạch trong hoạt động kinh doanh

Tăng cường hệ thống quản lý và giám sát: Chính phủ cần tăng cường hệ thống quản lý và giám sát để phát hiện và xử lý các hành vi lạm dụng vị thế thị trường, gian lận giá cả và hoạt động không đúng quy định. Điều này có thể đòi hỏi việc tăng cường khả năng giám sát và truy cứu trách nhiệm của cơ quan quản lý, áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các vi phạm.

Thúc đẩy sự cải tiến công nghệ và năng suất: Chính phủ có thể hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ, đối với mô hình sản xuất và tăng cường cạnh tranh, từ đó tạo động lực và khả năng tăng cường cho người lao động mà không gây tác động tiêu cực đến giá cả thị trường.

Tăng cường công tác tuyên truyền: Chính phủ cần tăng cường công tác tuyên truyền để người lao động hiểu rõ mục đích, ý nghĩ và tác động của việc tăng cơ sở. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, chính phủ có thể giải thích về quy trình tăng lương, tầm quan trọng của việc tăng lương cơ sở đối với sự phát triển bền vững và trình bày các chính sách và biện pháp kiểm soát giá cả thị trường.

Hỗ trợ người tiêu dùng: Chính phủ cần tăng cường hỗ trợ người tiêu dùng thông qua việc cung cấp thông tin về giá cả, quy tắc và quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, chính phủ cũng có thể áp dụng các chính sách giảm thuế, ưu đãi giá và các biện pháp khác nhằm áp lực tài chính với người tiêu dùng trong bối cảnh tăng lương cơ sở

Tăng lương cơ sở là một chính sách quan trọng nhằm đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế. Để thực hiện hiệu quả việc tăng lương cơ sở 2024, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động.

share facebook
Author

Tác giả:

Phạm Ngọc Ánh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan