8 năm sau thương vụ bán vốn cho Singha định giá hơn 4 tỷ USD, Masan Consumer Holdings hiện giờ ra sao?
Vào năm 2015, Masan Group đã ký kết hợp tác chiến lược với đối tác là Singha Asia Holding Pte Ltd của Thái Lan. Theo thỏa thuận này, Singha đã sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery với tổng trị giá của thương vụ là 1,1 tỷ USD.
Khi đó, Singha đã chuyển khoản vốn đầu tư 650 triệu USD, bao gồm 50 triệu USD để sở hữu 33,3% cổ phần Masan Brewery và 600 triệu USD để sở hữu 14,3% cổ phần Masan Consumer Holdings.
Trên website, Masan Consumer Holdings được giới thiệu là nhà sản xuất nhiều loại thực phẩm và đồ uống, bao gồm nước sốt, mì, ngũ cốc, cà phê hòa tan và bia. Công ty hiện là công ty mẹ trực tiếp của Masan Consumers (mã chứng khoán: MCH) - chủ của những thương hiệu như Chin Su, Omachi, Vinacafe... và có được sự tăng trưởng "phia mã" trong suốt những năm qua.
Cụ thể, năm 2023, Masan Consumer thiết lập mức lợi nhuận kỷ lục mới khi ghi nhận mức lãi sau thuế 7.195 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với năm 2022. EPS năm 2023 đạt 9.888 đồng/cp, tăng mạnh so với EPS năm 2022 là 7.612 đồng/cp.
Trong một diễn biến trước đó, The Bain Capital đã đầu tư 250 triệu USD vào Masan Group thông qua cổ phiếu ưu đãi cổ tức chuyển đổi vào năm 2023. Công ty cho biết số tiền thu được sẽ được sử dụng để giảm nợ và củng cố tài chính của công ty. Họ cũng đang đàm phán với các bên khác để có khả năng nâng tổng vốn đầu tư lên 500 triệu USD.
Masan Group cũng đã từng lên lên kế hoạch IPO cho nền tảng bán lẻ của mình là The CrownX. Tuy nhiên Giám đốc điều hành Danny Le đã nói với các nhà đầu tư một năm trước rằng quá trình này sẽ bị trì hoãn đến năm 2024 hoặc 2025.
Xem thêm tại cafef.vn