Ba nhóm cổ phiếu sẽ được hưởng lợi lớn khi Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Chứng khoán BIDV (BSC) vừa công bố báo cáo tháng 5/2024 với nội dung về cơ hội của Việt Nam khi được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường (KTTT).
Cụ thể, để trở thành nền KTTT cần đạt các tiêu chí như: Tự do chuyển đổi đồng nội tệ; tự do thương lượng tiền lương; cho phép liên doanh hoặc đầu tư nước ngoài; mức độ sở hữu của Chính phủ; mức độ kiểm soát của Chính phủ và các yếu tố khác mà DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông - một văn kiện được các nước Asean và Trung Quốc ký kết) cho là hợp lý.
Ngày 26/7 tới đây, DOC sẽ đưa ra kết luận chính thức về Việt Nam có được công nhận là nền KTTT hay không. Trước đó, Mỹ đã coi Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023 và Việt Nam đã yêu cầu DOC xem xét công nhận là nền KTTT.
Hiện tại, các đơn vị ủng hộ Việt Nam được công nhận là nền KTTT gồm có 72 quốc gia (trong đó có nhiều nền kinh tế lớn), Liên đoàn bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ và Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, những đơn vị phản đối là Hiệp hội chế biến tôm Hoa Kỳ (ASPA) và Hiệp hội các nhà sản xuất thép Hoa Kỳ.
Việc Việt Nam được công nhận là nền KTTT sẽ giúp hạn chế các loại thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp hiện có, qua đó đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và cải thiện năng suất lao động, tránh bẫy thu nhập trung bình. Ngoài ra, việc được công nhận sẽ giúp thu hút “các gã khổng lồ” đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Các ngành sẽ được được hưởng lợi từ câu chuyện Việt Nam được công nhận là nền KTTT gồm thủy sản, dệt may và tôn mạ.
Những nhóm ngành ảnh hưởng sau khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường |
Đối với ngành thủy sản, nhóm cá tra sẽ có thể tăng sản lượng xuất khẩu vào Mỹ nhờ thuế bán phá giảm giúp các doanh nghiệp dễ dàng xuất khẩu vào Mỹ hơn (hiện tại chỉ có một số ít doanh nghiệp được hưởng mức thuế bán phá giá 0 USD/kg như VHC, ANV, IDI). Nhóm tôm (FMC, MPC) cũng tương tự nhóm cá nhờ giảm thuế bán phá giá sẽ giúp các sản phẩm tôm đông lạnh tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ như Ecuador, Trung Quốc, Ấn Độ.
Đối với nhóm dệt may, nhóm sợi (STK) sẽ được hưởng lợi lớn do hiện tại sợi PTY (sợi dún polyester) đang được áp mức thuế chống bán phá giá từ 2.67% - 22.82%. Tuy nhiên với nhóm may mặc (TNG, MSH) sẽ tác động không nhiều, do thuế quan của ngành dệt may chủ yếu ảnh hưởng bởi các hiệp định FTA (Hiệp định thương mại tự do).
Cuối cùng là nhóm tôn mạ được hưởng lợi nhờ một số sản phẩm Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp do có nguồn gốc thép cuộn cán nóng xuất xứ từ Trung Quốc.
Xem thêm tại nguoiquansat.vn