Bộ Công Thương ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc
Ngày 14/6, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Quyết định có hiệu lực kể tư ngày ban hành.
Theo mô tả, hàng hóa thuộc diện điều tra là một số sản phẩm thép cacbon cán phảng ở dạng cuộc và không phải dạng cuộn. Các sản phẩm này chứ hàm lượng cacbon dưới 0,6% tính theo khối lượng, có tráng mạng hay phủ kim loại chống an mòn.
Theo Bộ Công Thương, vào ngày 11/5, Cục Phòng vệ thương mại nhận được hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Bên yêu cầu gồm 5 công ty: CTCP tập đoàn Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Phương Nam, Tôn Đông Á và China Steel & Nippon Steel Việt Nam.
Trên cơ sở hồ sơ yêu cầu, cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm định và có công văn yêu cầu bổ sung, làm rõ thông tin, nội dung vi phạm của sản phẩm, căn cứ xác định hành vi bán phá giá cũng như dấu hiệu gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Ngày 3/5, Cơ quan điều tra đã ra thông báo số 45/TB-PVTM xác nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra đã đủ và hợp lệ.
Bên yêu cầu điều tra đã cung cấp được các cơ sở pháp lý để chứng vi hành vi bán phá giá để điều tra. Ngoài ra, các công ty trên còn thoog tin về biên độ bán phá giá từ Trung Quốc ở mức 69,23% và Hàn Quốc là 3,41%.
Chứng khoán KB (KBSV) cho biết tập đoàn Hoa Sen (HSG) sẽ là bên được hưởng lợi lớn nhất nếu tôn mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế chống bán phá giá (AD02). Điều này có được nhờ vào thị phần số 1 và số 2 trong mảng tôn mạ và thép ống mà Hoa Sen đang nắm giữ, chiếm lần lượt 28,4% và 12,4%.
Trong quá khứ, AD02 cũng đã được áp dụng trong giai đoạn từ tháng 9/2016 tới tháng 5/2022. KBSV cũng kỳ vọng AD02 sẽ được phê duyệt trong thời gian tới khi tỷ trọng nhập khẩu thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã gia tăng đáng kể từ đầu 2023 tới nay.
Xem thêm tại cafef.vn