Nhóm phân tích của công ty chứng khoán MB (MBS) vừa đưa ra phân tích tổng quan về bức tranh các ngân hàng niêm yết quý 1/2024. Theo đó, nhóm dự báo lợi nhuận sau thuế (LNST) các ngân hàng niêm yết này sẽ tăng 9.6% so với kỳ trước trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp.
Ngân hàng niêm yết quý I/2024 tăng khiêm tốn 7.6% so với cùng kỳ trong đó thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi tăng lần lượt 8.1% và 5.6% so với cùng kỳ. Uớc tính cuối quý 1/24 tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng niêm yết chỉ đạt 1.9% so với đầu năm, thấp hơn nhiều so với con số 3.9% cùng kỳ. NIM (khoảng cách chênh lệnh giữa lãi suất đầu vào -ra) trung bình toàn ngành trong quý 1/2024 ở mức 3.4%, giảm nhờ chi phí vốn giảm mạnh hơn so với tỷ suất sinh lợi tài sản.
Hiện chỉ số hoạt động CIR (tình hình hoạt động) trung bình các ngân hàng này giảm xuống mức 31.6% so với mức 32.0% của quý I năm ngoái, đưa lợi nhuận trước dự phòng tăng 1.9% so với cùng kỳ . Chi phí trích lập của họ cũng tăng 5.4% đưa lợi nhuận sau thuế của khối nhà băng niêm yết tăng 9.6% so với cùng kỳ, trong đó, nhóm NHTMCP Nhà nước tăng 0.6%, nhóm NHTMCP tư nhân tăng 14.9%.
Chất lượng tài sản có xu hướng giảm đó là điều rõ rệt. Tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng tăng nhẹ lên mức 2.10% so với 1.94% cuối 2023. Quy mô nợ xấu của các ngân hàng niêm yết tăng 48.5% trong quý I, tăng 48.5% so với cùng kỳ trong khi chi phí trích lập chỉ tăng nhẹ 5.4% khiến tỷ lệ bao nợ xấu (LLR) suy giảm đáng kể..
Theo nhóm phân tích, họ quyết định dự báo điều chỉnh tăng trưởng LNST 2024 các NH trong danh mục theo dõi xuống còn 21.8% so với cùng kỳ. “Cụ thể hiện kết quả kinh doanh quý I/2024 của các ngân hàng theo dõi thấp hơn 14.3% so với dự báo của chúng tôi phản ánh triển vọng lợi nhuận 2024 có thể sẽ kém khả quan hơn so với dự báo. Do đó, chúng tôi điều chỉnh dự báo tăng trưởng LNST cả năm 2024 của các ngân hàng theo dõi xuống 21.8%, so với mức 23.6% trong dự báo gần nhất”- Nhóm này nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu cho rằng những ngân hàng duy trì được chất lượng tài sản không quá suy giảm trong 2 quý gần (TCB, HDB, VCB, VPB,...) đây nhưng vẫn đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận vượt trội so với toàn ngành (TCB, HDB,...) sẽ có được KQKD khả quan trong năm 2024 khi nội tại của ngân hàng được thể hiện trong giai đoạn tín dụng yếu sẽ phát huy tối đa trong giai đoạn phục hồi.
Rủi ro đầu tư trong giai đoạn 2024-2025 theo nhóm phân tích chính là sự phục hồi của tín dụng là tương đối chậm so với dự báo, đặc biệt là dư nợ dành cho nhóm khách hàng cá nhân. Điều này có thể khiến NIM của các ngân hàng bán lẻ như VPB, VIB... không thể phục hồi như dự báo. Ngoài ra, chất lượng tài sản cũng cần tiếp tục được theo dõi vì đang tiệm cận vùng đỉnh quý III/2023.