Cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/5

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VPB

CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB – sàn HOSE) có thu nhập lãi thuần đạt 11.323 tỷ đồng (tăng 2,5% so với quý trước, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước); tổng thu nhập hoạt động đạt 13.411 tỷ đồng (tăng 0,5% so với quý trước, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước).

Chi phí trích lập dự phòng đạt 5.762 tỷ đồng (giảm 17,9% so với quý trước, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước) khiến lợi nhuận trước thuế cải thiện mạnh mẽ, đạt 4.182 tỷ đồng (tăng 54,4% so với quý trước, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước).

Tại ĐHCĐ thường niên 2024, VPB đặt kế hoạch kết quả kinh doanh 2024 khá tham vọng với tăng trưởng tín dụng 25% so với cùng kỳ năm trước; Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất <5%; lợi nhuận trước thuế đạt 23.165 tỷ đồng, tăng 114,4%. Ngoài ra, VPB sẽ chi trả cổ tức tiền mặt 10% với thời gian thực hiện trong quý II hoặc III/2024.

Áp lực trích lập dự phòng của VPB trong năm 2024 vẫn sẽ ở mức cao dựa trên: (1) Tỷ lệ bao phủ nợ xấu hiện chỉ đạt 34.45% nếu tính cả phần nợ tái cơ cấu theo thông tư 02 và nợ trái phiếu VAMC; (2) Đẩy nhanh quy mô tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế còn yếu tiềm ẩn rủi ro gia tăng nợ xấu; (3) Tỷ lệ nợ nhóm 2 trong 1Q2024 tăng mạnh, cho thấy chất lượng tài sản đang có những bất ổn sau 2 quý hồi phục tương đối tốt.

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPB. Giá mục tiêu cho năm 2024 là 26.000 đồng/CP, cao hơn 34% so với giá tại ngày 16/05/2024.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DPM

CTCK BIDV (BSC)

BSC duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DPM của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP với giá mục tiêu 2024F là 42.000 đồng/CP (tương ứng upside 26% so với giá đóng cửa ngày 16/05/2024, đã bao gồm 4% tỷ suất cổ tức) dựa trên phương pháp định giá P/B với tỷ lệ mục tiêu bằng 1.3x tương đương mức trung vị 5Y.

Chúng tôi cho rằng DPM là lựa chọn hấp dẫn với vị thế đầu ngành phân bón, sở hữu tài chính lành mạnh với lượng tiền mặt lớn, không nợ vay dài hạn và triển vọng phục hồi mạnh mẽ thúc đẩy bởi “làn sóng VAT”.

Luận điểm đầu tư: Kỳ vọng luật thuế VAT được thông qua và có hiệu lực từ 2025 giúp tăng sản lượng kinh doanh và giảm giá thành đầu vào thông qua hoàn thuế đầu vào; Lợi nhuận tạo đáy 2023 và tăng 18% trong 2024 nhờ: Sản lượng kinh doanh phân bón tăng và giá Ure phục hồi 4,7% bù đắp lại giá khí đầu vào tăng 4%; và lợi nhuận duy trì mức nền mới 800 – 900 tỷ/năm từ 2025F nhờ VAT;Tài chính lành mạnh, sở hữu lượng tiền mặt lớn chiếm hơn 50% vốn hoá đảm bảo khả năng duy trì mức tỷ suất cổ tức 6%.

Dự phóng năm 2024F:doanh thu thuần 14.094 tỷ đồng (tăng 4%) và lợi nhuận sau thuế 614 tỷ đồng (tăng 13% so với năm trước) tương đương EPS fw 2024 = 1.549 đồng/CP, P/E fw 2024 = 21.9x với giả định: Sản lượng kinh doanh Ure đạt 910 nghìn tấn (tăng 5%); Giá bán bình quân đạt 9.980 đồng /kg (tăng 6%); Giá khí bình quân đạt 10.4 USD/MMBTU (+4% YoY)

Dự phóng năm 2025F:doanh thu thuần 14.111 tỷ đồng, tương đương 2024F và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số 906 tỷ đồng (tăng trưởng 7%) tương đương EPS fw 2025 đạt 2.273 đồng/CP, P/E fw 2025 = 14.9x dựa trên các giả định: Sản lượng Ure và giá bán bình quân đi ngang so với cùng kỳ 2024 lần lượt đạt 924 nghìn tấn và 9,980 đồng/kg, sản lượng NPK đạt 175 nghìn tấn (tăng 15%); Giá khí bình quân đạt 10.4 USD/MMBTU với giả định giá dầu FO và tariff đi ngang so với 2024; Luật thuế VAT được áp dụng từ 01/01/2025 với mức thuế suất 5%;

Xem thêm tại www.tinnhanhchungkhoan.vn