Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* MBS khuyến nghị khả quan VPB, SSI khuyến nghị mua ACB, DSC khuyến nghị mua MBB, KBSV khuyến nghị mua STB

MBS duy trì khuyến nghị khả quan đối với VPB nhưng giảm giá mục tiêu xuống còn 22.150 đồng/CP do điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2025.

Trong khi đó, SSI duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu ACB, với giá mục tiêu 1 năm là 31.100 đồng/cổ phiếu – tiềm năng tăng giá là 28% và tỷ suất cổ tức tiềm năng là 4%.

Với cổ phiếu ngân hàng MBB, DSC dự phóng năm 2025 tổng thu nhập hoạt động đạt 59.591 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 30.131 tỷ đồng, giữ nguyên mức P/B mục tiêu là 1,2 lần, mức giá xác định cho năm 2025 là 30.700 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MBB.

Cũng có nhận định tích cực một mã bank khác, KBSV cho rằng, dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, đã khuyến nghị mua đối với cổ phiếu STB. Giá mục tiêu cho năm 2024 là 40.000 đồng/CP, cao hơn 23,1% so với giá tại ngày 14/11/2024.

Sau chuỗi điều chỉnh kể từ đầu tháng, dòng bank đã có nhịp hồi trong tuần vừa qua, dù phần lớn các cổ phiếu còn tăng khá hạn chế nên chưa tạo đà cho thị trường bứt phá. Trong đó, cổ phiếu VPB cũng không nằm ngoài xu hướng chung của ngành khi ghi nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu. Tổng cộng tuần qua, giá cổ phiếu VPB tăng nhẹ 350 đồng (+1,87%) từ mức 18.700 đồng/CP lên 19.050 đồng/CP.

Tương tự, MBB cũng đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu MBB tăng 500 đồng (+2,13%) từ mức 23.500 đồng/CP lên 24.000 đồng/CP.

Khởi sắc hơn với 4 phiên tăng và chỉ 1 phiên giảm, nhưng biên độ tăng khá hẹp nên cổ phiếu ACB cũng chỉ ghi nhận mức tăng tổng cộng cả tuần qua đạt 550 đồng (+2,25%) từ mức 24.400 đồng/CP lên 24.950 đồng/CP.

Cùng xu hướng chung của các cổ phiếu trên, mã STB đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu STB tăng nhẹ 250 đồng (+0,77%) từ mức 32.400 đồng/CP lên 32.650 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu BSR

Mức giá mục tiêu là 22.000 đồng/CP, điều chỉnh giảm 10,9% giá mục tiêu do kết quả kinh doanh thấp hơn kỳ vọng nhưng nâng khuyến nghị nên mua đối với cổ phiếu BSR do thị giá giảm 19% kể từ báo cáo gần nhất về mức tương đối hấp dẫn. Định giá hiện tại chưa bao gồm lợi ích từ dự án NCMR NMLD Dung Quất. Tỷ suất cổ tức kỳ vọng đạt 3.2%. Chúng tôi nhấn mạnh rằng (1) giá dầu thô và (2) biên lọc dầu vẫn sẽ là các yếu tố rủi ro có thay đổi đáng kể dự phóng kết quả kinh doanh của BSR trong thời gian tới.

Sau hơn 1 tháng giảm mạnh về mức giá thấp nhất trong khoảng nửa năm, cổ phiếu BSR đã có những nhịp hồi nhẹ, nhưng giao dịch sụt giảm đáng kể cho thấy lực cầu tham giá khá thận trọng, đây cũng là tình trạng chung của thị trường. Tính chung tuần qua, với 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tổng cộng giá cổ phiếu BSR tăng nhẹ 400 đồng (+2,12%) từ mức 18.900 đồng/CP lên 19.300 đồng/CP.

* VCBS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VNM

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 78.000 đồng/cp, tương đương với P/E mục tiêu đạt 15,9x dựa trên kỳ vọng ngành tiêu dùng sẽ hồi phục cùng với biên lợi nhuận của VNM kỳ vọng ổn định.

Cũng như phần lớn các cổ phiếu, VNM cũng đã có tuần hồi phục nhẹ sau gần 1 tháng điều chỉnh giảm. Tính chung tuần qua, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tổng cộng giá cổ phiếu VNM tăng 600 đồng (+0,94%) từ mức 63.700 đồng/CP lên 64.300 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu POW

Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị OUTPERFORM cho POW do giá cổ phiếu đã điều chỉnh giảm mạnh trong những tháng gần đây, với tiềm năng tăng giá là 23,0%. Chúng tôi ưa thích POW do đây là một trong những doanh nghiệp phát điện hàng đầu Việt Nam. Từ nay đến 2030, triển vọng tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ điện dự báo đạt 7–9%, POW với vị thế là nhà phát điện có công suất lớn thứ 5 cả nước, cùng với những dự án chuẩn bị hoàn thành như NT3, NT4, hay xa hơn là LNG Quảng Ninh sẽ là yếu tố hỗ trợ lợi nhuận Công ty trong trung và dài hạn.

Những thông tin tích cực như doanh thu 10 tháng đạt 24.381 tỷ đồng, Nhơn Trạch 3 và 4 đã hoàn thành 94% tiến độ, trong đó Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 dự kiến sẽ vận hành thương mại vào tháng 6/2025, cũng giúp cổ phiếu POW có tuần hồi nhẹ. Cụ thể, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tổng cộng giá cổ phiếu POW tăng nhẹ 150 đồng (+1,33%) từ mức 11.250 đồng/CP lên 11.400 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực, SSI khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu SAB

BVSC cho rằng vùng giá hiện tại của cổ phiếu SAB khá hợp lý để chờ đợi triển vọng phục hồi tiêu thụ bia và mở rộng biên lợi nhuận trong năm 2025. Bên cạnh đó, suất cổ tức cũng đạt 6,3% - khá tốt so với lãi tiền gửi. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu 65.000 đồng/CP, tương ứng 17,2 lần lợi nhuận dự phóng 2025.

Trong khi đó, SSI điều chỉnh tăng ước tính và giá mục tiêu 1 năm của cổ phiếu SAB lên 64.500 đồng/cổ phiếu (từ 61.000 đồng/cổ phiếu), tương đương tiềm năng tăng giá là 15%, nhưng chúng tôi vẫn duy trì khuyến nghị trung lập do: quy định tuân thủ nồng độ cồn khi lái xe trong Nghị định 100 vẫn sẽ hạn chế việc tiêu thụ bia rượu tại các hàng quán ăn, mặc dù thu nhập cải thiện; người tiêu dùng có thể trở lại mua hàng cận cao cấp do chi tiêu phục hồi; và lợi nhuận thấp hơn do đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến có hiệu lực vào năm 2026.

Bên cạnh thông tin gần đây nhất là Sabeco đã chi khoảng gần 117 tỷ đồng để mua vào hơn 2 triệu cổ phiếu WSB để nâng sở hữu vốn tại công ty con Bia Sài Gòn – Miền Tây lên 84,46%, ngày 27/12 tới đây, Công ty sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, tương ứng tổng số tiền dự chi gần 2.600 tỷ đồng, tuy nhiên diễn biến cổ phiếu SAB tuần qua không như kỳ vọng với những phiên giao dịch giằng co nhẹ. Tính chung cả tuần, với 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tổng cộng giá cổ phiếu SAB giảm nhẹ 100 đồng (-0,18%) từ mức 55.500 đồng/CP xuống 55.400 đồng/CP.

* VCI và KBSV cùng khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu NLG

VCI khuyến nghị mua đối với NLG và duy trì giá mục tiêu ở mức 48.700 đồng/cổ phiếu vì cập nhật giá mục tiêu từ giữa năm 2025 đến cuối năm 2025 , bồi bù cho việc chuyển thời gian mở bán dự án kiến ​​trúc dự án Akari City Giai đoạn 3 từ năm 2025 sang năm 2026.

Cùng quan điểm, KBSV đánh giá tích cực đối với cổ phiếu Nam Long nhờ (1) Nền tảng cơ bản vững chắc với cơ cấu tài chính an toàn và (2) Các dự án căn hộ trung cấp/vừa túi tiền vẫn thu hút được người mua có nhu cầu ở thực. Giá cổ phiếu NLG hiện đang giao dịch ở mức P/B 2025fw là 1.45x, thấp hơn trung bình P/B 5 năm của NLG. Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NLG với mức giá mục tiêu là 46.700 đồng/CP, cao hơn 21% so với giá đóng cửa ngày 14/11/2024.

Không được như kỳ vọng của các công ty chứng khoán, dù đã có những nhịp hồi nhưng cổ phiếu NLG vẫn chưa thoát khỏi tuần điều chỉnh giảm. Tính chung tuần qua, với 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tổng cộng giá cổ phiếu NLG giảm 200 đồng (-0,53%) từ mức 37.750 đồng/CP xuống 37.550 đồng/CP.

* DSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HAX

Với triển vọng nhờ vào (1) tỷ lệ sở hữu ô tô cá nhân ở Việt Nam hiện tại đang rất thấp, thị trường còn rất nhiều dư địa tăng trưởng và (2) nền kinh tế duy trì đà phục hồi, DSC dự phóng mức giá mục tiêu trong năm 2025 của HAX ở mức 19.500 đồng/CP, tương ứng với mức P/E hợp lý là 11 lần, đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.

Cổ phiếu HAX đã có tuần hồi phục tăng với những thông tin đáng chú ý như đưa công ty bán xe MG lên sàn, HĐQT Công ty ra Nghị quyết thúc đẩy sản xuất kinh doanh và kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 12%. Tính chung tuần qua, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tổng cộng giá cổ phiếu HAX tăng 500 đồng (+3,25%) từ mức 15.400 đồng/CP lên 15.900 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu QNS

BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với QNS, giá kỳ vọng 60.500 đồng/CP ở thời điểm cuối năm 2025 dựa trên phương pháp định giá DCF.

Mặc dù phần hầu hết các phiên đều biến động giằng co nhẹ, nhưng phiên giao dịch bùng nổ ngày 21/11 đã giúp QNS lập đỉnh mới với thanh khoản đột biến và đã có tuần khởi sắc. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tổng cộng giá cổ phiếu VHC tăng 1.600 đồng (+3,27%) từ mức 49.000 đồng/CP lên 50.600 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu VHC

BVSC sử dụng ba phương pháp định giá là so sánh FCFF, FCFE, và SOTP, đưa ra mức giá mục tiêu là 86.896 đồng/CP đối với cổ phiếu VHC. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị OUTPERFORM với VHC ở mức giá mục tiêu này. Yếu tố quan trọng cần theo dõi đối với VHC là chính sách thuế quan dưới thời Tổng thống Trump và biến động nguồn cung của các loại cá thịt trắng khác.

Dù kết quả kinh doanh quý III/2024 khả quan và thời điểm chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% đang cận kề - vào ngày 6/12, nhưng diễn biến cổ phiếu VHC tiếp tục có thêm tuần giảm. Cụ thể, với 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu VHC giảm 2.400 đồng (-3,24%) từ mức 74.000 đồng/CP xuống 71.600 đồng/CP.

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn