Có ngân hàng phục hồi hoàn toàn
Cập nhật của TBTCVN từ báo cáo tài chính quý III/2024 tại một số ngân hàng công bố thông tin các khoản thu từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm cho thấy, trong 9 tháng năm 2024, các nhà băng ghi nhận tốc độ tăng trưởng 6,2% so với cùng kỳ, với nguồn thu 10.561 tỷ đồng.
CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN KÊNH BANCASSURANCE Đây là một mảng không thể thiếu vì tiềm năng phát triển. Trong khi các ngân hàng khác sẽ hợp tác với doanh nghiệp bảo hiểm bên ngoài nhưng riêng MB Bank xây dựng doanh nghiệp bảo hiểm trong hệ sinh thái. Lãnh đạo ngân hàng dành nhiều sự quan tâm với kênh bancassurance và không hề thuyên giảm kể cả trong giai đoạn khủng hoảng. Ông Trần Hoàng Mạnh Việt - Giám đốc kinh doanh khu vực phụ trách kênh truyền thống của MB Ageas Life |
Do sụt giảm tăng trưởng số lượng hợp đồng khai thác mới cũng như doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ sau biến cố lớn đã kéo theo tình hình toàn thị trường ảm đạm kéo dài gần hai năm qua. Không chỉ doanh thu phí bảo hiểm các doanh nghiệp trong ngành tụt dốc mà doanh số bán bảo hiểm tại các ngân hàng cũng không tránh khỏi tình cảnh bi đát. Thế nhưng, nhiều tín hiệu khả quan với hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) dần quay trở lại.
Trong 9 tháng năm 2024, các nhà băng gặt hái thu nhập hàng nghìn tỷ đồng từ hoạt động bảo hiểm có thể kể đến như: MB dẫn đầu với doanh thu 5.989,9 tỷ đồng; VPBank đạt 2.820 tỷ đồng. Các nhà băng khác cũng thu lớn như: Techcombank đạt 594 tỷ đồng; LPBank gần 384 tỷ đồng; VIB và TPBank lần lượt thu 345 tỷ đồng và 290 tỷ đồng…
Đáng chú ý, xét về tốc độ tăng trưởng, có 5 ngân hàng tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó, 4/5 nhà băng tăng mạnh hai Nguồn: TBTCVN tổng hợp chữ số. Đứng đầu tăng trưởng là Kienlongbank, với mức tăng 70%; tiếp đến là VPBank, Techcombank và SeABank, tương ứng mức tăng trưởng 51%; 30%; 14% cùng kỳ. Riêng MB đạt mức doanh thu tương đương cùng kỳ năm trước.
Số liệu do TBTCVN tổng hợp cũng cho thấy, VPBank là ngân hàng hiếm hoi sớm lấy lại những gì đã mất và thoát khỏi vòng xoáy khó khăn. Tính chung 9 tháng 2024, nhà băng này thu 2.821 tỷ đồng từ bảo hiểm. Sau khi sụt giảm hai chữ số cùng kỳ năm 2023 vì “thấm” khó khăn, VPBank đã lấy lại đà tăng trưởng 51% trong 9 tháng 2024, như vậy, đến nay thu nhập từ hoạt động bảo hiểm đã tăng trưởng dương 15,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Cập nhật từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng cho thấy trong quý III/2024, doanh thu khai thác mới của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt hơn 5.934 tỷ đồng, ánh lên tín hiệu khởi sắc với tốc độ tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2023 (5.874 tỷ đồng).
Dành nhiều nỗ lực, chưa hoàn toàn thoát khó
Theo ông Ngô Trung Dũng - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, chỉ số tăng trưởng dương cho thấy niềm tin và sự lạc quan dần quay lại với thị trường bảo hiểm nhân thọ, dù còn nhiều khó khăn phía trước để giữ vững đà tăng.
Dẫn đầu các ngân hàng nêu trên với khoản thu 5.989 tỷ đồng, thu nhập từ hoạt động bảo hiểm đóng góp tới 58% thu nhập từ hoạt động dịch vụ của MB. Đây là một trong số ít các ngân hàng có hai doanh nghiệp bảo hiểm trong hệ sinh thái gồm Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life. Trước đây, doanh thu từ bảo hiểm của MB chiếm tới 70% doanh thu từ hoạt động dịch vụ, tăng nhanh trong giai đoạn 2019 - 2022 và chỉ giảm tốc năm 2023 và hiện chỉ còn chiếm 58%.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Trần Hoàng Mạnh Việt - Giám đốc kinh doanh khu vực phụ trách kênh truyền thống của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life cho biết, MB có chiều sâu về hệ sinh thái với hệ thống các sản phẩm.
Bên cạnh đó, MB cũng xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân sự mang tính chất chuyên nghiệp, toàn thời gian, do đó, không có quá trình chuyển dịch giữa các kênh phân phối hoặc chuyển dịch ở mức độ thấp hơn so với mặt bằng chung của thị trường, từ đó sẽ giữ được sự ổn định cho hệ thống.
Bên cạnh những nhà băng đang nỗ lực giành lại đà tăng trưởng, tính chung 9 tháng, có 4 ngân hàng sụt giảm khoản thu từ hoạt động bảo hiểm. Trong đó, giảm sâu nhất là VIB giảm gần 50% cùng kỳ, PGBank và LPBank giảm tương ứng 45% và 28%, TPBank giảm nhẹ 0,2%.
Cùng với đó, dù tăng trưởng mạnh mẽ 9 tháng năm 2024 song so với thời kỳ thăng hoa trước biến cố, nhiều ngân hàng vẫn chưa thoát khỏi khó khăn hoàn toàn. Chẳng hạn, Kienlongbank tăng trưởng thu nhập từ bảo hiểm đạt mức cao nhất gần 74%, thu về gần 40 tỷ đồng nhưng so với cùng kỳ năm 2022, tăng trưởng từ mảng bảo hiểm vẫn đi lùi 16%.
Trong 9 tháng 2024, thu từ phí dịch vụ bảo hiểm mang về cho Techcombank 594 tỷ đồng, tăng trưởng 30% cùng kỳ song nhà băng này vẫn chưa thoát khỏi dư âm hậu khủng hoảng khi vẫn sụt giảm 40% cùng kỳ năm 2022. Tại SeABank, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 87,5 tỷ đồng, tăng 14% cùng kỳ, cao hơn con số 77 tỷ đồng nhưng so với cùng kỳ năm 2022 thì vẫn tụt dốc 67%.
Kênh phân phối bảo hiểm quan trọng giúp gia tăng nguồn thu cho các ngân hàngTheo báo cáo của The Business Research Company, quy mô thị trường bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) tăng từ 1.290,19 tỷ USD (năm 2023) lên 1.382,35 tỷ USD (năm 2024) và lên tới 1.830,09 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 7,3%. Nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng do sự gia tăng bất ổn, rủi ro trong cuộc sống hiện đại liên quan đến các vấn đề về sức khỏe, thiên tai, bất ổn kinh tế và giá trị ngày càng tăng của tài sản cá nhân và doanh nghiệp. Nhu cầu bảo hiểm này dự kiến tiếp tục tăng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bancassurance trong tương lai. Tại Việt Nam, hình thức này đã và đang phát triển và dần trở thành kênh phân phối bảo hiểm quan trọng giúp gia tăng nguồn thu cho các ngân hàng. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phối hợp với các đối tác ngân hàng thương mại cung cấp sản phẩm bảo hiểm bán trực tuyến trên trang web của ngân hàng, chủ yếu là các sản phẩm bảo hiểm mang tính bảo vệ như: sản phẩm bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm chăm sóc phụ nữ, bảo hiểm bệnh lý nghiêm trọng, bảo hiểm bệnh ung thư... Hoạt động Bancassurance bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam chuyển biến một cách tích cực, giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận bảo hiểm nhanh chóng hơn, nhiều trải nghiệm công nghệ cao và chuyên nghiệp hơn. Theo thống kê, tỷ trọng phí khai thác mới qua kênh bancassurance chiếm khoảng 20% tổng doanh thu phí của thị trường bảo hiểm nhân thọ và khoảng 14% tổng doanh thu phí của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên, công tác quản lý và giám sát chất lượng dịch vụ bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng nhanh, nóng qua kênh bancassurance. Những khó khăn suốt hai năm vừa qua cũng tạo sức ép mạnh mẽ giúp thị trường thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Theo nhìn nhận của lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), một thay đổi tích cực được ghi nhận là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nghiêm túc thực hiện và rà soát tổng thể quy trình bán hàng, thẩm định, quy trình dịch vụ khách hàng bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tăng cường các biện pháp giám sát chất lượng tư vấn bảo hiểm của nhân viên tổ chức tín dụng; chấn chỉnh công tác thẩm định cấp hợp đồng bảo hiểm; rốt ráo rà soát toàn bộ công tác đào tạo đại lý bảo hiểm. Cùng với đó, cơ sở pháp lý của thị trường bảo hiểm cơ bản được hoàn thiện để tạo chuyển biến mới trên thị trường như: Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Các tổ chức tín dụng và các nghị định, thông tư được sửa đổi đồng bộ. |