Khoản vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng của Vietnam Airlines được gia hạn tối đa 5 năm

Ngày 22/7/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 42/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05/4/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho vay Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines) và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Vietnam Airlines do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (Thông tư số 42/2024/TT-NHNN).

Thông tư số 42/2024/TT-NHNN được ban hành nhằm thực hiện điểm 16 Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV về việc cho phép Ngân hàng Nhà nước được tự động gia hạn thêm 3 lần tại thời điểm đến hạn trả nợ đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại của các tổ chức tín dụng đang cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 11 Điều 1 Nghị quyết số 135/2020/QH14; thời gian gia hạn mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu, tổng thời gian các lần gia hạn tái cấp vốn tối đa không quá 5 năm (bao gồm 2 lần đã được gia hạn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14).

Năm 2020, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đồng ý cho phép Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng cho Vietnam Airlines và gia hạn không quá 2 lần.

Tuy nhiên, tháng 6/2024, Chính phủ có tờ trình gửi Quốc hội về phương án gia hạn trả nợ khoản vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng nói trên.

Theo tờ trình, từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2021, Vietnam Airlines đã hoàn thành sử dụng gói vay tái cấp vốn vốn. Cụ thể, Vietnam Airlines chi hơn 2.180 tỷ trả các hợp đồng thuê máy bay; gần 1.580 thuê động cơ, vật tư phụ tùng máy bay; 240 tỷ chi dịch vụ chuyến bay. Đến hết năm 2023, Vietnam Airlines thanh toán đủ 220 tỷ đồng lãi vay cho các ngân hàng. Theo quy định tại Nghị quyết 135/2020 của Quốc hội và các hợp đồng tín dụng, trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 12/2024, Vietnam Airlines có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ dư nợ gốc 4.000 tỷ đồng. 

Theo báo cáo của Chính phủ, từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2021, Vietnam Airlines đã hoàn thành sử dụng gói vay tái cấp vốn vốn. Cụ thể, Vietnam Airlines đã chi hơn 2.180 tỷ trả các hợp đồng thuê máy bay; gần 1.580 thuê động cơ, vật tư phụ tùng máy bay; 240 tỷ chi dịch vụ chuyến bay. Đến hết năm 2023, Vietnam Airlines thanh toán đủ 220 tỷ đồng lãi vay cho các ngân hàng.

Tuy nhiên, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội về việc Ngân hàng Nhà nước được tự động gia hạn thêm 3 lần khi đến hạn trả với khoản vay 4.000 tỷ đồng của Vietnam Airlines. Theo đó, thời gian gia hạn dự kiến mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu. Tổng thời gian các lần gia hạn tái cấp vốn tối đa không quá 5 năm (đã gồm 2 lần được gia hạn theo Nghị quyết 135/2020). 

Theo Chính phủ, Vietnam Airlines sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy, rủi ro lớn trong trường hợp không được gia hạn trả nợ khoản vay này. Đến hết tháng 5/2024, tổng nợ vay của hãng khoảng khoảng 16.055 tỷ đồng, ước đến 30/6 là 15.604 tỷ đồng. Nếu không được gia hạn, Vietnam Airlines có thể mất khả năng thanh toán từ tháng 7/2024, có nguy cơ không thực hiện được cam kết của hãng với các bên cho thuê tàu bay, các đối tác cung cấp dịch vụ. Từ đó, hãng có thể bị kiện, giảm uy tín trước các đối tác.

Cũng theo tờ trình của Chính phủ, Vietnam Airlines sẽ phát sinh các chi phí tài chính do không thể hoàn trả các khoản nợ và tiếp tục đơn phương giãn hoãn nợ với quy mô lớn, dẫn đến nguy cơ phá sản. Điều này có thể tạo ra hệ lụy như các khoản vay mua tàu bay được Chính phủ bảo lãnh sẽ bị các tổ chức tín dụng yêu cầu Chính phủ trả nợ thay cho Vietnam Airlines. Đến 31/3/2024, dư nợ vay bảo lãnh của Chính phủ là 331 triệu USD.

Xem thêm tại vneconomy.vn