MB đặt mục tiêu lợi nhuận 28.800 tỷ đồng, hoàn thành sáp nhập Oceanbank năm nay

Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) MB ông Lưu Trung Thái cho biết, năm năm Ngân hàng được phân bổ room tín dụng 16% và dự kiến dư nợ cuối kỳ là 360.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, MB kỳ vọng việc tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém sẽ được phân bổ room tín dụng cao hơn mức trên.

Về việc nhận sáp nhập Oceanbank, Theo Chủ tịch MB, Ngân hàng đã hoàn tất thủ tục trình Chính phủ và chờ phê duyệt cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và kỳ vọng trong năm 2024, dự án này sẽ được hoàn thành.

Chủ tịch HĐQT MB ông Lưu Trung Thái

Mặc dù tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm nay âm 1%, nhưng theo lãnh đạo MB, tại các khu vực kinh tế lớn như TP.HCM và Hà Nội tín dụng đã tăng trưởng dương trở lại trong tháng 2/2024. Nền kinh tế đang có những dấu hiệu tích cực trở lại sẽ tác động lên hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng trong thời gian tới. Điều này sẽ tác động lên kết quả kinh doanh của ngành và MB. 

Về mục tiêu lợi nhuận MB năm qua đạt hơn 1 tỷ USD và kỳ vọng năm năng tăng 10% và lũy kế cuối năm 2024 ước đạt khoảng 28.800 tỷ đồng. Trả lời câu hỏi của nhà đầu tư tại Hội nghị nhà đầu tư (Investors Conference), tổ chức trực tuyến vào chiều 6/3/2024 ông Thái cho hay, với MB, kỳ vọng dựa trên ba động lực tăng trưởng lớn.

Động lực thứ nhất là bán lẻ, MB đang có điều kiện thuận lợi để giúp ngân hàng thực hiện mục tiêu này như số lượng khách hàng tăng nhanh. Hiện MB có hơn 26 triệu khách hàng, dự kiến 2024 sẽ đạt 30 triệu. Các khách hàng đang sử dụng sản phẩm cơ bản nhất của MB là tiền vay thì có 453.000 khách hàng và đang tăng trưởng tốt.

Số dư nợ bán lẻ (khách hàng SME, cá nhân…) chiếm cơ cấu 51% trong tổng dư nợ của MB và tốc độ tăng trưởng khách hàng, tín dụng ở mảng này đang rất tốt. Mảng này cũng đóng góp lớn vào tổng lợi nhuận MB năm qua. Mảng bán lẻ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2024.

CASA của MB đang tăng trưởng khá tốt sau khi đạt được mức tăng trưởng 40,1% - mức cao nhất trong hệ thống năm qua và hiện với mặt bằng lãi suất thấp giúp ngân hàng tăng CASA, tối ưu hóa chi phí để giảm lãi vay cho khách hàng, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng.

Động lực thứ 2 là chuyển đổi số. Những năm qua MB đầu tư rất lớn cho chuyển đổi số, đang có kết nối với hệ sinh thái khách hàng trên khắp các nền tảng, tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng. Nhờ chuyển đổi số, số lượng giao dịch tăng trưởng rất cao nhưng chi phí vận hành và chi phí cho nhân sự giao dịch này lại giữ nguyên.

Động lực tăng trưởng thứ 3 là hợp lực tập đoàn. Hiện hệ sinh thái của MB là tập đoàn tài chính có đầy đủ các dịch vụ tài chính, từ chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm…tạo ra động lực nội sinh đầy đủ và lớn nhất ngành tài chính ngân hàng. Điều này đã thể hiện kết quả rõ ràng qua sự tăng trưởng của từng thành viên, chẳng hạn số lượng khách hàng của MBS tăng gấp hơn 3 lần trong vòng 2 năm.

Nhưng bên cạnh những thuận lợi, MB cũng xác định còn nhiều khó khăn, thách thức nhất định. Đầu tiên là công tác quản trị tín dụng trong bối cảnh nợ xấu cuối năm qua. MB kỳ vọng nợ xấu năm nay đi ngang. Hiện MB đã triển khai mô hình quản trị rủi ro tín dụng nhiều tầng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng chuyển đổi mô hình kinh doanh của MB theo hướng ESG để đảm bảo phát triển bền vững.

"Dư nợ của Novaland tại MB năm 2023 đã giảm gần 50% và tình hình các khoản vay của Novaland đang tốt lên. Các thủ tục từ hai dự án quan trọng: Aqua Ctity và Novaworld đang tích cực được giải quyết. Tiến trình pháp lý tại 2 dự án quan trọng đang diễn ra khá đúng với tiến độ mà Chính phủ đã hỗ trợ và thông báo. Dư nợ của Novaland và các công ty con vẫn đang được phân loại nợ ở nhóm 1 vì vẫn đang trong tiến trình trả nợ bình thường và đánh giá khả năng phục hồi các dự án này tương đối khả quan", ông Thái nói.

Các dự án với Tập đoàn Trung Nam, MB tham gia 3 dự án và các dự án này đều đóng điện đúng thời gian và đạt được mức giá tốt. Ba dự án này có dòng tiền trả nợ đều đặn, không có vướng mắc về khả năng trả nợ. Về dư nợ của SunGroup, Chủ tịch MB cho hay, các khoản vay vẫn ở nhóm 1 và các dự án có dư nợ đều là điểm mạnh của Tập đoàn, liên quan đến du lịch, có dòng tiền đều đặn.

Cũng theo Chủ tịch MB, hạn mức cho vay kinh doanh bất động sản hàng hiệm chiếm tỷ lệ quanh 8% tổng dư nợ. Tuy nhiên, MB tập trung vào dự án bất động sản nhà ở các địa phương lớn có nhu cầu cao, phân khúc có giá thành hợp lý, lượng khách hàng đông. Đồng thời cũng phát triển khách hàng bán lẻ cho các dự án này. Đồng thời, hiện MB rất thận trọng với các dự án mới, thiết lập các hạn mức chặt chẽ cho từng địa phương, đảm bảo các dự án được kiểm soát chất lượng.

Ngoài nợ xấu, dự báo của Chủ tịch MB, NIM (biên lãi ròng) năm 2023 của ngân hàng có giảm và còn bị ảnh hưởng năm nay, nhưng riêng MB cũng có sự tính toán để giữ được NIM tăng trưởng như năm rồi. Bên cạnh đó, hoạt động của cho vay tiêu dùng, bảo hiểm còn khó khăn năm. Do đó, MB đã tìm ra vấn đề cũng như cách giải quyết, điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy chiến lược tăng trưởng.

Xem thêm tại baodautu.vn