Đô thị đặc biệt của Việt Nam chuẩn bị sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến giảm còn 126 xã, phường

Hiện nay, TP. Hà Nội có tổng cộng 30 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã; cùng 526 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn).

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố dự kiến giảm số xã, phường còn khoảng 126.

Các quận, huyện trên địa bàn đã và đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân, đồng thời xây dựng phương án cụ thể về việc sắp xếp, bao gồm đề xuất tên gọi và số lượng đơn vị mới hình thành sau khi bỏ cấp quận, huyện.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một số phương án sắp xếp cụ thể như sau:

Quận Ba Đình (13 phường) dự kiến hợp nhất thành 3 phường: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.

Quận Hai Bà Trưng (15 phường) dự kiến còn 3 phường: Hai Bà Trưng, Bạch Mai và Vĩnh Tuy.

Quận Cầu Giấy (8 phường) dự kiến còn 3 phường: Cầu Giấy, Nghĩa Đô và Yên Hòa.

Khởi công hai dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc hơn 20.400 tỷ do liên danh Vingroup - Techcombank đầu tư

Quận Hoàng Mai (14 phường) dự kiến sắp xếp thành 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.

Quận Đống Đa (17 phường) dự kiến sắp xếp thành 5 phường: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa, Kim Liên và Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Quận Long Biên (13 phường) dự kiến còn 4 phường: Việt Hưng, Bồ Đề, Long Biên và Phúc Lợi.

Quận Hà Đông (15 phường) dự kiến còn 5 phường: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng và Phú Lương.

Huyện Mỹ Đức (20 xã và thị trấn) dự kiến sắp xếp thành 4 xã: Phúc Sơn, Hồng Sơn, Mỹ Đức và Hương Sơn.

Huyện Mê Linh (17 đơn vị cấp xã) dự kiến còn 4 xã: Mê Linh, Quang Minh, Yên Lãng và Tiến Thắng.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố đang triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Trung ương, với mục tiêu giảm khoảng 70% số lượng xã, phường – tức chỉ còn khoảng 133 đơn vị. Bộ máy lãnh đạo cấp xã sau sắp xếp, gồm cấp ủy, HĐND và UBND, sẽ được chỉ định tạm thời để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.

Theo thống nhất bước đầu, Hà Nội dự kiến có 126 xã, phường sau khi sắp xếp. Các địa phương sẽ tiếp tục lấy ý kiến người dân trước khi chốt phương án chính thức.

UBND TP. Hà Nội đã có hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp. Theo đó, UBND cấp xã thành lập các tổ lấy ý kiến theo địa bàn thôn, tổ dân phố hoặc khu vực. Các tổ này sẽ nhận phiếu từ UBND cấp xã và phát đến từng hộ dân. Việc lấy ý kiến phải hoàn thành chậm nhất vào ngày 21/4.

Sau đó, cấp xã tổng hợp kết quả và gửi báo cáo về cấp huyện trước ngày 24/4. Cấp huyện tiếp tục tổng hợp, thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, và báo cáo lên UBND TP. Hà Nội trước ngày 26/4.

Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên. Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.

Xem thêm tại nguoiquansat.vn