Thép Pomina (POM) bị thâu tóm?
Hành trình của cổ phiếu Pomina trên sàn HoSE sắp dừng lại |
Cổ phiếu POM của Thép Pomina bước vào phiên ATC với trạng thái tăng trần qua đó trở lại mốc 4.000 đồng thị giá. Khối lượng giao dịch thậm chí đạt kỷ lục với hơn 8,7 triệu đơn vị. 66,6% lượng sang tay đến từ các giao dịch mua chủ động trong khi chiều ngược lại chỉ chiếm 28,6%.
Đáng nói, phiên hôm nay, cổ phiếu POM từng có thời điểm bị bán về mức giá sàn (tạm tính là phiên giảm sàn thứ 5 liên tiếp kể từ thời điểm mã nhận được thông báo hủy niêm yết bắt buộc từ HoSE liên quan đến vi phạm về công bố thông tin). Như vậy, những nhà đầu tư mua vào gần 2,46 triệu cổ phiếu POM ở mức giá sàn đã tạm lãi khoảng 14% chỉ trong phiên 9/4.
Một vài phiên trở lại đây, trong bối cảnh cổ phiếu Pomina giảm sàn về mức thấp nhất 17 tháng, giao dịch ở cổ phiếu này chủ yếu được thực hiện bởi phe mua chủ động.
Diễn biến giá cổ phiếu POM 2 năm gần nhất |
Câu hỏi đặt ra là, có khả năng một nhóm nhà đầu tư đang gom cổ phiếu POM để gia tăng sở hữu?
Nhìn vào dữ liệu lịch sử, dễ thấy thanh khoản cổ phiếu Thép Pomina đã tăng rất mạnh kể từ đầu tháng 12/2023 trở lại đây. Diễn biến này được cho là đến từ các động thái liên tục thoái vốn hàng chục triệu cổ phiếu của nhóm cổ đông liên quan đến lãnh đạo công ty (Chủ tịch HĐQT Đỗ Duy Thái) và người thân.
Trong bối cảnh kinh doanh gặp khó với khoản lỗ gần 2.000 tỷ đồng trong hai năm gần nhất, sức khỏe tài chính suy kiệt, gánh nặng nợ vay lớn, một số sách lược của Pomina đã phải hủy bỏ trong đó có phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác đến từ Nhật Bản mới đây.
Thông thường, thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn, khánh kiệt về tài chính cũng là lúc dễ ngả vào vòng tay của một doanh nghiệp khác. Đây cũng là hàm ý được phát đi trên một số diễn đàn liên quan đến khả năng Thép Pomina có thể bị thâu tóm bởi một "tay to" nào đó.
HAGL Agrico (Mã HNG) về tay Thaco là một trong những ví dụ điển hình. Trong trường hợp này, Tập đoàn HAGL của Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức phải bán đi công ty con lớn nhất hệ thống đồng thời cũng là "gánh nặng" lớn nhất hệ thống để tự cứu mình.
Trong một số trường hợp khác, để tồn tại, doanh nghiệp thậm chí phải tự "bán mình" để trả nợ.
Xem thêm tại nguoiquansat.vn