Thị trường chứng khoán trong nước trải qua một tuần giao dịch không có nhiều điểm nhấn. Đà tăng tích cực của tuần trước đó chỉ được kéo sang phiên đầu tuần, sau đó chỉ số giằng co và điều chỉnh 3 phiên dịch sau đó. Chỉ số VN-Index lấy lại đà tăng nhẹ trong phiên cuối tuần nhưng đóng cửa cả tuần vẫn suy giảm nhẹ.
Đóng cửa phiên cuối tuần, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 1.175,67 điểm giảm -5,83 điểm, tương đương -0,49% so với tuần trước. Chỉ số HNX-Index cũng giảm -0,05 điểm, tương đương -0,02% so với tuần trước, dừng lại ở 229,43 điểm.
Thị trường chứng khoán trong tuần cũng không có nhiều điểm nhấn về diễn biến các nhóm ngành. Thị trường sự phân hóa, nhiều mã ngành tăng điểm nhưng cũng nhiều mã giảm, đồng thời thiếu nhóm dẫn dắt. Điểm may mắn là biên độ giảm của mặt bằng cổ phiếu không quá lớn.
Thống kê cho thấy, nhóm cổ phiếu ngân hàng sau giai đoạn tăng giá mạnh đa số đã chịu áp lực điều chỉnh, phân hóa trong biên độ hẹp. Trong tuần, nhiều mã ngân hàng đã giảm so với tuần trước như: OCB (-2,67%), NAB (-1,91%), BID (-1,81%), EIB (-1,76%)... ; trong khi đó, tuần qua nhóm này cũng có nhiều mã tăng giá như: SSB (+2,31%), PGB (+1,67%), HDB (+1,67%), SHB (+1,65%)...
Thanh khoản thị trường chứng khoán trong tuần có nhỉnh hơn so với tuần trước đó, nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở một nền thấp. Tính trên sàn HOSE, tổng giá trị giao dịch trong tuần đạt 73.428 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với tuần trước. Giá trị giao dịch bình quân phiên trong tuần trên HOSE đạt 14.686 tỷ đồng/phiên. |
Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp lại có diễn biến khá tích cực. Nhiều mã nhóm này có sự tăng trưởng về giá cũng như thanh khoản nhờ kết quả kinh doanh quý IV hé lộ tín hiệu tích cực như: D2D (+15,22%), SIP (+10,92%), TIP (+5,88%), NTC (+4,7%)...
Bên cạnh đó, mặc dù mức độ tác động tới chỉ số chung không lớn, nhưng thị trường chứng khoán trong tuần cũng có khá nhiều mã tăng khá ấn tương nhờ có kết quả kinh doanh tốt như: nhóm phân bón (LAS +11,26%, DDV +2,91%); hóa chất (CSV +17,17%); nông nghiệp (HAG +7,30%, HNG +5,29%, MCM +4,83%); săm lốp (DRC +5,89%)... Hoặc một số mã khác cũng tăng khá tốt như: VFG (+16,16%), VTP (+11,65%), FRT (+5,11%), ACV (+8,27%), DXP (+7,38%)...
Thanh khoản thị trường chứng khoán trong tuần có nhỉnh hơn so với tuần trước đó, nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở một nền thấp. Tính trên sàn HOSE, tổng giá trị giao dịch trong tuần đạt 73.428 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với tuần trước. Giá trị giao dịch bình quân phiên trong tuần trên HOSE đạt 14.686 tỷ đồng/phiên. Trong khi đó, trên sàn HNX, tổng giá trị giao dịch cũng chỉ đạt 5.467 tỷ đồng, giảm 6,4% so với tuần trước.
Khối nhà đầu tư nước ngoài có một tuần giao dịch tích cực hơn hẳn khi khối này tăng giá trị mua ròng trong tuần. Thống kê có thấy, trong tuần, khối ngoại mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng, tăng khá mạnh so với con số tuần trước. Lũy kế từ đầu năm 2023 đến nay, khối lượng bán ròng của khối ngoại thu hẹp nhẹ nhưng giá trị bán ròng còn lớn với -23.120 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán trong tuần đón nhận một số thông tin tích cực từ tình hình kinh tế một số quốc gia lớn trên thế giới. GDP của nền kinh tế số 1 thế giới là Mỹ tăng 3,3% trong quý IV/2023. Mặc dù con số này giảm so với mức tăng 4,9% của quý trước đó, song vẫn cao hơn khá nhiều so với con số ước tính của Phố Wall là 2%. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định tiếp tục duy trì lãi suất âm, cam kết sẽ định hướng lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất 10 năm ở mức 0%. Trong cuộc họp báo ngày 24/1/2024, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết động thái hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ ngày 5/2/2024 sẽ bơm thêm 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (139 tỷ USD) thanh khoản dài hạn vào thị trường...
Trong khi đó, thị trường chứng khoán thiếu vắng những thông tin vĩ mô tích cực đến từ trong nước. Thông tin về kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2023 vẫn là dòng tin được quan tâm chủ đạo, tuy nhiên đang nhạt dần đi và phần nào đã được phản ánh vào giá của cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán tuần tới không có nhiều thông tin vĩ mô để chờ đợi. Thị trường sẽ còn thận trọng khi thanh khoản duy trì ở mức thấp. Dòng tiền rút ra sau đợt chốt lời của nhịp tăng trước vẫn chưa vào lại và đặc biệt là nhóm bluechips chưa thể hiện được vai trò hút dòng tiền, dòng tiền men theo kết quả kinh doanh nhạt dần… sẽ là những yếu tố khiến thị trường đi vào giai đoạn tích lũy. |
Nhìn chung, thị trường chứng khoán trải qua một tuần giao dịch không thực sự khởi sắc. Chỉ số VN-Index chỉ điều chỉnh nhẹ, nhưng sự thận trọng của nhà đầu tư được cảm nhận khá rõ. Khối ngoại là điểm tích cực đang chú ý trong tuần qua, nhưng rõ ràng chưa đủ mạnh để làm chuyển biến dòng tiền chung. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có sự điều chỉnh sau chu kỳ tăng và thanh khoản vào nhóm này cho thấy sự suy giảm.
Thị trường chứng khoán vẫn chưa có nhóm dẫn dắt nên sự giằng có chắc sẽ còn hiện hữu. Mặc dù dòng tiền cũng có diễn biến lan tỏa sang các nhóm ngành khác như đầu tư công, bất động sản, chứng khoán, hay bán lẻ, nhưng rõ ràng điều đó chưa đủ lực để “cân lại” trong các phiên điều chỉnh đến từ áp lực giảm điểm của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn.
Thị trường chứng khoán tuần tới không có nhiều thông tin vĩ mô để chờ đợi. Thị trường sẽ còn thận trọng khi thanh khoản duy trì ở mức thấp. Dòng tiền rút ra sau đợt chốt lời của nhịp tăng trước vẫn chưa vào lại và đặc biệt là nhóm bluechips chưa thể hiện được vai trò hút dòng tiền, dòng tiền men theo kết quả kinh doanh nhạt dần… sẽ là những yếu tố khiến thị trường đi vào giai đoạn tích lũy.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ còn rung lắc sau khi tiếp cận lại vùng cản cũ tại 1.185 điểm trong tuần tới. Tín hiệu tích cực được kỳ vọng được duy trì trong phiên cuối tuần khi chỉ số tăng trở lại và cổ phiếu ngân hàng phục hồi. Mặc dù vậy, thị trường chứng khoán trong nước tiến sát hơn tới kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài, vì thế thanh khoản sẽ là yếu tố đáng lo ngại nhất. Nếu tâm lý thận trọng và nghỉ Tết sớm gia tăng thì đó cũng là yếu tố đáng cân nhắc và mặt bằng giá có thể giảm nhanh hơn, để thu hút dòng tiền trở lại. Nhà đầu tư vì thế cần quan sát dòng tiền và hạn chế mua đuổi hoặc bán tháo khi các tín hiệu chưa rõ ràng./.