Thị trường chứng khoán phái sinh: Tốc độ giảm chậm lại so với năm trước

Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, mặc dù tăng giảm đan xen giữa các tháng trong năm 2024, nhưng nhìn chung trái phiếu chính phủ phái sinh vẫn tiếp tục là kênh đầu tư hiệu quả và công cụ phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư với khối lượng giao dịch bình quân của hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 tính từ đầu năm đến nay đạt 212,171 nghìn hợp đồng/phiên, giảm 9,8% so với bình quân năm trước, giảm ít hơn 4 điểm phần trăm so với mức giảm của năm 2022.

Khối lượng mở (OI) toàn thị trường tính đến ngày 26/12/2023 đạt 48.297 hợp đồng, giảm 15,2% so với cuối năm 2023. 

Như vậy, trong bối cảnh thị trường cơ sở có nhiều biến động, thị trường chứng khoán phái sinh trong xu hướng giảm của năm trước nhưng tốc độ giảm chậm lại.

Theo các chuyên gia chứng khoán, đến nay, thị trường chứng khoán phái sinh đã từng bước trở thành công cụ phân tán và phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường cơ sở nhiều biến động. Khi thị trường cơ sở biến động mạnh, thì khối lượng trên thị trường chứng khoán phái sinh tăng cao, cho dù biến động đó là tăng hay giảm.

Đặc biệt, khi thị trường cơ sở giảm điểm mạnh, thị trường chứng khoán phái sinh còn góp phần làm giảm áp lực bán tháo trên thị trường cơ sở vì khi thị trường cơ sở giảm, nhà đầu tư thay vì phải bán cổ phiếu trên thị trường cơ sở để quản trị rủi ro danh mục đầu tư thì nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán (short) trên thị trường chứng khoán phái sinh.

Tại Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đặt mục tiêu thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng trung bình khoảng 20% - 30% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2030. 

Xem thêm tại tapchitaichinh.vn