Thị trường chứng khoán tuần (22 – 26/7) tiếp tục xu hướng giằng có theo chiều hướng điều chỉnh. Thị trường khởi đầu tuần bằng một phiên giảm khá và lực bán chiếm ưu thế hoàn toàn đã khiến VN-Index mất mốc hỗ trợ 1.240 khi giảm hơn 1,8% về mức 1.231,1 điểm trong phiên ngày 23/7. Chỉ số VN-Index phiên 24/7 đã phục hồi trở lại khi tăng 6,7 điểm lên mức 1.238,5 điểm, song bước sang phiênngày 25/7, VN-Index quay lại giảm 0,4% xuống mức 1.233,2 điểm. Thị trường hồi phục khá tốt trong phiên cuối tuần đưa chỉ số VN-Index tăng 8,9 điểm và lấy lại mốc 1.240 điểm.

Tuy vậy, tính chung cả tuần, chỉ số VN-Index vẫn có một tuần giảm điểm khi VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần tại 1.242,11 điểm, giảm 22,67 điểm, tương đương -1,79% so với cuối tuần trước đó.

Thị trường chứng khoán: VN-Index tiếp đà điều chỉnh, dòng tiền suy giảm khá mạnh

Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng có một tuần điều chỉnh giảm. Đóng cửa phiên cuối tuần, chỉ số HNX-Index dừng lại ở mức 236,66 điểm, giảm -3,86 điểm, tương đương -1,6% so với tuần trước. Chỉ số UPCoM-Index cũng giảm -1,65% so với tuần trước và dừng lại ở mức 95,18 điểm.

Thị trường chứng khoán trong tuần chứng kiến sự phân hóa giữa các nhóm ngành. Tuy nhiên, các ngành tăng đều không thực sự nổi trội và đặc biệt là thiếu nhóm ngành dẫn dắt. Một số ngành có diễn biến tích cực hỗ trợ cho đà tăng của thị trường như viễn thông, điện, xăng dầu, thực phẩm đồ uống… trong khi đó, các nhóm ngành lớn đều suy giảm khá mạnh như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…

Thị trường chứng khoán: VN-Index tiếp đà điều chỉnh, dòng tiền suy giảm khá mạnh
Trong tuần, BCM (+6,9%), MSN (+4,2%) và VIC (2,1%) là các mã chính hỗ trợ cho đà tăng của VN-Index. Ngược lại, HVN (-20,1%), BID (-3%) và CTG (-4%) là các nhân tố gây áp lực lên chỉ số chung.

Cụ thể, trong tuần, nhóm ngành viễn thông có diễn biến tích cực nhờ sự tăng giá của nhiều mã như: FOX (+5,11%), TTN (+7,74%), FOX (+5,11%)... Bên cạnh đó, một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến tích cực như nhóm điện nước và xăng dầu, tiêu biểu như các mã: POW (+1,88%), CNG (+7,99%), REE (+1%)...

Trong tuần, nếu loại trừ HVN (-20,08%), thì nhóm hàng không đa phần đều giao dịch trong sắc xanh với: ACV (+5,69%), VJC (+2,08%), NAS (+12,5%), NCT (+0,63%)...

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu thực phẩm và đồ uống cũng tăng giá tích cực với VNM (+0,77%), KDC (+2,65%)... và đặc biệt là cổ phiếu MSN (+4,23%) sau khi ra báo cáo doanh thu 6 tháng đầu năm cải thiện.

Thị trường chứng khoán: VN-Index tiếp đà điều chỉnh, dòng tiền suy giảm khá mạnh

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, trong tuần, nhiều nhóm ngành tiếp tục chứng kiến sự suy giảm. Điển hình như nhóm chứng khoán với hầu hết các đại diện lớn đều giảm trong tuần như: SSI (-7,76%), VCI (-5,16%), VIX (-12,66%), BSI (-7,55%), CTS (-11,9%), MBS (-8,93%)...

Nhóm ngành ngân hàng cũng không khả dĩ hơn khi nhiều mã điều chỉnh giảm trong tuần, như: LPB (-8,7%), MBB (-4,33%), ACB (-3,98%), CTG (-4,04%), BID (-3,04%)... Bên cạnh đó, đa số cổ phiếu ngành bảo hiểm có một tuần giao dịch trong sắc đỏ, cụ thể là trụ BVH (-5,57%%), MIG (-5,97%), BMI (-3,37%)...

Thị trường chứng khoán: VN-Index tiếp đà điều chỉnh, dòng tiền suy giảm khá mạnh

Không chỉ giảm về điểm số, thị trường chứng khoán tuần qua giảm mạnh về thanh khoản. Tính chung trên cả 3 sàn, giá trị giao dịch bình quân đã giảm rất mạnh trong tuần, chỉ còn 18.224 tỷ đồng/phiên, giảm tới -18,1% so với tuần trước đó.

Thanh khoản giảm khá mạnh trên cả 3 sàn, cụ thể: Giá trị giao dịch bình quân phiên trên HOSE giảm -17,4%, còn 16.097 tỷ đồng/phiên; con số này trên sàn HNX và UPCoM lần lượt đạt 1.194 tỷ đồng/phiên và 933 tỷ đồng/phiên, tương ứng giảm -17,7% và -28,7% so với tuần trước.

Thị trường chứng khoán: VN-Index tiếp đà điều chỉnh, dòng tiền suy giảm khá mạnh

Trong bối cảnh thanh khoản suy giảm, khối ngoại tuần nay bất ngờ mua ròng trở lại. Khối này có tuần mua ròng/bán ròng đan xen nhưng tổng chung cả tuần đã mua ròng +457 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, khối ngoại mua ròng +416 tỷ đồng trên HOSE và 54 tỷ đồng trên UPCoM, trong khi bán ròng -13 tỷ đồng trên HNX.

Thị trường chứng khoán trong tuần nhìn chung không thực sự tích cực. Chỉ số VN-Index hồi phục khá tốt trong phiên cuối tuần, nhưng trong bối cảnh thanh khoản eo hẹp thì vẫn chưa cho thấy tín hiệu rõ ràng hơn cho sự phục hồi.

Thị trường trong tuần nhìn chung không chịu tác động nhiều từ các thông tin vĩ mô trong nước. Những thông tin dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực đến từ các tổ chức quốc tế hay thông tin về kết quả kinh doanh không tác động mạnh tới tâm lý thị trường. Ngược lại, trong tuần, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định lùi thời hạn công bố quyết định xem Việt Nam có phải là nền kinh tế thị trường hay không có phần ảnh hưởng tới tâm lý của một số nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán: VN-Index tiếp đà điều chỉnh, dòng tiền suy giảm khá mạnh
Trong trường hợp tích cực, VN-Index cần vượt lên vùng kháng cự quanh 1.255 điểm, giá cao nhất năm 2023 để cải thiện xu hướng ngắn và trung hạn. Điểm tích cực là thị trường phân hóa mạnh, nhiều mã khá tích cực tăng giá tốt hơn, hướng đến và kỳ vọng vượt vùng đỉnh cũ khi có kết quả kinh doanh qúy II/2024 tăng trưởng tốt.

Thị trường chứng khoán nhìn chung chưa xuất hiện nhiều tín hiệu rõ rệt để củng cố cho đà phục hồi đã diễn ra trong phiên cuối tuần. Tuần tới, xu hướng thị trường có thể được xác nhận khi những thông tin quan trọng sắp được công bố, như số liệu vĩ mô trong nước tháng 7, hay FED đưa ra những cập nhật trong cuộc họp cuối tháng 7 về lộ trình cắt giảm lãi suất.

Về mặt kỹ thuật, chỉ số VN-Index đang trong xu thế xây nền và tích lũy, mốc 1.255 điểm có thể là mốc ngắn hạn hướng tới. Trong bối cảnh thanh khoản suy giảm, thị trường vẫn cần một cú huých đủ mạnh để phá vỡ tâm lý thận trọng. Việc quan sát dòng tiền và cơ cấu danh mục cho trung hạn là khuyến nghị được nhiều chuyên gia đưa ra trong bối cảnh hiện nay.

Theo các chuyên gia của SHS, trong ngắn hạn, VN-Index đang có xu hướng kiểm tra lại vùng giá quanh 1.255 điểm, là vùng giá cao nhất năm 2023, cũng như đường xu hướng ngắn trung hạn nối các vùng giá thấp nhất tháng 11/2023, 4/2024 và 7/2024 kéo dài hiện nay. Xu hướng ngắn hạn của VN-Index vẫn kém tích cực khi không giữ được đường xu hướng tăng trưởng ngắn trung hạn.

Trong trường hợp tích cực, VN-Index cần vượt lên vùng kháng cự quanh 1.255 điểm, giá cao nhất năm 2023 để cải thiện xu hướng ngắn và trung hạn. Điểm tích cực là thị trường phân hóa mạnh, nhiều mã khá tích cực tăng giá tốt hơn, hướng đến và kỳ vọng vượt vùng đỉnh cũ khi có kết quả kinh doanh qúy II/2024 tăng trưởng tốt như một số mã trong nhóm bất động sản khu công nghiệp, phân phối khí, nhựa, vận tải dầu khí, xăng dầu... một số mã công nghệ có xu hướng phục hồi lại đỉnh cũ./.