Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán thêm một phiên giao dịch tiêu cực

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 4/11 giảm 500.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 87,00 – 89,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 7,5 USD xuống 2.736,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và đi ngang quanh 2.740 USD/ounce cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,72 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 4/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.253 đồng/USD, tăng 11 đồng so với phiên cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.125 – 25.465 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ 69.600 USD xuống 68.500 USD, thì sang ngày hôm nay đã chủ yếu giằng co nhẹ quanh 69.000 USD/BTC cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,99 USD (+2,86%), lên 71,48 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,92 USD (+2,63%), lên 75,03 USD/thùng.

VN-Index giảm thêm hơn 10 điểm

Thị trường sau ít phút mở cửa giằng co nhẹ về điểm số đã quay đầu giảm khi áp lực bán thường trực và ngày càng gia tăng biên độ giảm.

Nỗ lực “vá” lại mốc 1.250 điểm bất thành trong phiên chiều và thị trường “đi xa” hơn về cuối phiên do áp lực bán mạnh hơn và chỉ số VN-Index đã tạm dừng ở vùng giá thấp nhất phiên, đóng cửa mất hơn 10 điểm.

Như vậy, chỉ trong hai phiên gần nhất, VN-Index đã giảm 20 điểm và để thủng hỗ trợ mạnh 1.250 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch 4/11: VN-Index giảm 9,06 điểm (-0,72%) xuống 1.245,3 điểm; HNX-Index giảm 1,89 điểm (-0,84%) xuống 223,52 điểm; UPCoM-Index giảm 0,31 điểm (-0,34%), xuống 91,65 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Sáu (1/11), khi nhóm cổ phiếu công nghệ tăng tích cực.

Hai cổ phiếu công nghệ dẫn dắt tâm lý thị trường là Amazon vọt 6,2% khi kinh doanh đám mây và quảng cáo đã giúp thúc đẩy kết quả lợi nhuận quý III vượt kỳ vọng. Trong khi cổ phiếu Intel tăng gần 8%.

Trong tuần, Dow Jones giảm 0,2%, S&P 500 mất 1,4%, còn Nasdaq Composite giảm 1,5%.

Kết thúc phiên 1/11: Chỉ số Dow Jones tăng 288,73 điểm (+0,69%), lên 42.052,19 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 23,35 điểm (+0,41%), lên 5.728,80 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 144,77 điểm (+0,80%), lên 18.239,92 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày Văn hóa.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào gói kích thích tài khóa mới từ các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,17% lên 3.310,21 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,41% lên 3.944,76 điểm.

Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc sẽ họp trong tuần này và các nhà phân tích dự đoán chính phủ có thể thông qua các gói chi tiêu lớn để thúc đẩy nền kinh tế.

Goldman Sachs cho biết kỳ vọng của thị trường về gói kích thích tài chính bổ sung cho năm 2024 có thể là khoảng 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (282 tỷ USD Mỹ).

Chứng khoán Hồng Kông tăng, dẫn đầu là các nhà sản xuất xe điện (EV) nhờ các báo cáo về doanh số bán hàng kỷ lục.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,23% lên 20.554,09 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,29% lên 7.363,78 điểm.

Các nhà sản xuất xe điện (EV) lớn nhất của Trung Quốc đã phục hồi sau khi ghi nhận doanh số bán hàng kỷ lục vào tháng trước. Trong đó, BYD tăng 5,7% và Geely tăng 4,8%, Xpeng tăng 2,6%.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi lãnh đạo đối lập của nước này đồng ý ủng hộ động thái của chính phủ nhằm loại bỏ kế hoạch đánh thuế đối với các khoản đầu tư chứng khoán.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 46,61 điểm, tương đương 1,83% lên 2.588,97 điểm.

Lãnh đạo Đảng Dân chủ đối lập, ông Lee Jae-myung cho biết ông ủng hộ chính phủ và Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền thúc đẩy loại bỏ thuế thu nhập đầu tư tài chính, nói thêm rằng thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang bị "tổn thương về cấu trúc" và đối mặt với xu hướng giảm không giống như những thị trường khác.

Kết thúc phiên 4/11: Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 38,19 điểm (+1,17%), lên 3.310,21 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 61,09 điểm (+0,30%), lên 20.567,52 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 46,61 điểm (+1,83%), lên 2.588,97 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Áp lực từ chênh lệch huy động và cho vay

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn đang chậm hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng. Theo giới phân tích, nếu không đẩy mạnh tăng cung tiền thì lãi suất sẽ có xu hướng nhích lên..>> Chi tiết

- Nỗ lực thiết lập vùng cân bằng

VN-Index tuần qua lấy lại sắc xanh sau 2 tuần giảm điểm, nhưng mức tăng nhẹ do sự thận trọng của nhiều nhà đầu tư, dù có sự trở lại của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm ngân hàng..>> Chi tiết

- Ngừng rơi, chờ xu hướng mới

So với một tuần liên tục giảm điểm trước đó, tuần giao dịch từ ngày 28/10 đến 1/11/2024 đã êm đềm hơn phần nào với nhà đầu tư khi chỉ số chung ngừng rơi và có một vài phiên hồi phục. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ để có thể bắt đầu ngay vào một xu hướng tăng mới..>> Chi tiết

- OPEC+ tiếp tục trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng

Vào ngày 3/11, OPEC+ đã đồng ý hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu vào tháng 12 thêm một tháng với lý do nhu cầu suy yếu và nguồn cung tăng từ các quốc gia bên ngoài liên minh vẫn duy trì áp lực đối với thị trường dầu mỏ..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn