Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 9/8 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 76,50 – 78,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng mạnh 44,4 USD lên 2.427,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hạ nhiệt và đi ngang quanh 2.425 USD/ounce cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,15 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.260 đồng/USD, giảm nhẹ 2 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.930 – 25.270 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 56.200 lên 59.600 USD, thì sang ngày hôm nay đã lên trên 62.300 USD, trước khi lùi về 60.800 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,04 USD (-0,05%), xuống 76,15 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,10 USD (-0,13%), xuống 79,11 USD/thùng.
VN-Index tăng hơn 15 điểm
Sự trở lại của bộ 3 trụ cột bank – chứng – thép từ sớm đã giúp VN-Index lấy lại sắc xanh dù có phần đuối sức hơn ở nửa cuối phiên sáng do áp lực bán có dấu hiệu gia tăng.
Bước sang phiên chiều, dòng tiền vẫn tham gia khá dè dặt, nhưng lực cung giá thấp được tiết chế. Trong đó, nhóm cổ phiếu bluechip đua nhau nới rộng biên độ giúp VN-Index duy trì đà tịnh tiến xuyên suốt cả phiên và khép lại ở vùng giá cao nhất trong ngày.
Kết thúc phiên giao dịch 9/8: VN-Index tăng 15,32 điểm (+1,27%) lên 1.223,64 điểm; HNX-Index tăng 2,65 điểm (+1,17%) lên 229,38 điểm; UPCoM-Index tăng 0,68 điểm (+0,74%), lên 92,8 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng vọt trong phiên thứ Năm (8/8), được hỗ trợ bởi báo cáo việc làm tốt hơn dự kiến làm giảm bớt lo lắng về sự suy thoái có thể xảy ra ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bộ Lao động Mỹ cáo số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần trước chỉ ở mức 233.000 đơn, giảm 17.000 đơn so với tuần trước đó và thấp hơn nhiều so với con số dự đoán là 240.000 đơn.
Kết thúc phiên 8/8: Chỉ số Dow Jones tăng 683,04 điểm (+1,76%), lên 39.466,49 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 119,81 điểm (+2,30%), lên 5.319,31 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 464,22 điểm (+2,87%), lên 16.660,02 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tiếp đà hồi phục, khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã giúp giảm bớt lo ngại suy thoái, trong khi đồng yên yếu đi cũng đã hỗ trợ thêm cho tâm lý thị trường.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,56% lên 35.025,00 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,88% lên 2.483,30 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, ngay cả khi dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng của nước này tăng với tốc độ nhanh hơn dự kiến trong tháng 7.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,27% xuống 2.862,19 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,34% xuống 3.33163 điểm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 7 tăng 0,2% so với tháng trước đó và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 0,3% của giới phân tích.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, sau các báo cáo tốt hơn về dữ liệu lạm phát của Trung Quốc và việc làm tại Mỹ giúp vơi đi nỗi lo về suy thoái.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,22% lên 17.098,67 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,40% lên 6.024,49 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhưng ghi nhận tuần giảm mạnh nhất từ giữa tháng 4, ảnh hưởng bởi phiên bán tháo đầu tuần do lo ngại kinh tế Mỹ trượt vào suy thoái.
Đóng cửa, Chỉ số Kospi tăng 31,70 điểm, tương đương 1,24% lên 2.588,43 điểm trong 15 phút giao dịch đầu tiên. Tính chung cả tuần, chỉ số này giảm 3,6%.
Hầu hết các cổ phiếu lớn đều tăng, với hai gã khổng lồ ngành chip là Samsung Electronics tăng 1,77% và SK hynix tăng 4,96%.
Kết thúc phiên 9/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 193,85 (+0,56%), lên 35.025,00 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 7,71 điểm (-0,27%), xuống 2.862,19 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 205,75 điểm (+1,22%), lên 17.097,58 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 31,70 điểm (+1,24%), lên 2.588,43 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- ABS dự báo 2 kịch bản VN-Index trong tháng 8 bất ổn
Trong tháng 8, các chuyên gia ABS khuyến nghị quản trị rủi ro trung hạn được đặt lên hàng đầu. Việc giao dịch cổ phiếu trong các pha hồi phục kỹ thuật cần được cân nhắc kỹ lưỡng tại vùng hỗ trợ của VN-Index và cổ phiếu cụ thể, khi có tín hiệu cụ thể xác nhận hoàn thành mô hình giá..>> Chi tiết
- Nút thắt tìm vốn trên thị trường chứng khoán
Cơ hội duy nhất để tìm kiếm nguồn vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp là thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải là thủ tục lên sàn còn khá phức tạp, đặc biệt thời gian chờ đợi xét duyệt hồ sơ rất lâu..>> Chi tiết
- Chuyển sàn và cơ hội với cổ phiếu “vua”
Nửa cuối năm nay, một số ngân hàng sẽ xem xét tình hình thị trường để triển khai kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn niêm yết đã được cổ đông thông qua..>> Chi tiết
- Chuyên gia dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất USD hai lần cuối năm 2024
Các chuyên gia phân tích của UOB dự báo về việc cắt giảm lãi suất 2 lần 25 điểm cơ bản vào năm 2024 (trong các cuộc họp FOMC vào tháng 9 và tháng 12/2024)..>> Chi tiết