Thị trường tài chính 24h: Sự chú ý hiện tại đều hướng tới cuộc họp của Fed

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 18/9 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 80,00 – 82,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 13,1 USD xuống 2.569,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng trở lại ngưỡng 2.575 USD, nhưng đã lùi nhẹ về 2.570 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 100,76 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 18/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.151 đồng/USD, tăng 10 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.510 – 24.850 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 57.800 USD lên 60.800 USD, thì sang ngày hôm nay đã chững lại và hạ nhiệt về dưới mốc 60.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,29 USD (-1,81%), xuống 69,90 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,18 USD (-1,60%), xuống 72,52 USD/thùng.

VN-Index hạ nhiệt

Sau ít phút thăm dò, dòng tiền tự tin nhập cuộc giúp thị trường có phiên giao dịch sôi động và VN-Index chinh phục được ngưỡng cản 1.270 điểm.

Tuy nhiên, lực cung đã gia tăng tại vùng điểm này khiến nhiều mã quay đầu điều chỉnh hoặc hạ nhiệt, VN-Index cũng lùi dần, thu hẹp đà tăng chỉ còn phân nửa so với phiên sáng, về dưới 1.265 điểm khi đóng cửa. Thanh khoản là điểm cộng khi có sự trở lại khá tích cực trên thị trường.

Kết thúc phiên giao dịch 18/9: VN-Index tăng 5,95 điểm (+0,47%), lên 1.264,9 điểm; HNX-Index tăng 0,66 điểm (+0,28%), lên 232,95 điểm; UPCoM-Index tăng 0,35 điểm (+0,37%), lên 93,47 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong phiên thứ Hai (17/9), khi thị trường chờ đợi cuộc họp của Fed chuẩn bị diễn ra trong tuần này.

Thị trường cũng ít phản ứng với dữ liệu cho thấy, doanh số bán lẻ tháng 8 tại Mỹ tăng 0,1%, trái ngược với dự báo giảm 0,2% từ các chuyên gia kinh tế.

Kết thúc phiên 17/9: Chỉ số Dow Jones giảm 15,90 điểm (-0,04%), xuống 41.606,18 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,49 điểm (+0,03%), lên 5.634,58 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 35,93 điểm (+0,20%), lên 17.628,06 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản hồi phục, được hỗ trợ bởi đồng yên yếu đi và sự phục hồi của các cổ phiếu xuất khẩu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 22 tăng 0,49% lên 36.380,17 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,38% lên 2.565,37 điểm.

Động lực thúc đẩy cổ phiếu xuất khẩu đến từ đồng yên dao động quanh mức 142,02 yên/USD, với các nhà sản xuất ô tô nổi bật như Toyota Motor tăng khoảng 3,2%, Mazda Motor tăng 3,6% và Honda Motor tăng 2,5%.

Chứng khoán Trung Quốc đã phục hồi từ mức đáy trong hơn năm năm, khi giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ lễ.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,49% lên 2.717,28 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,37% lên 3.171,01 điểm sau khi đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ ngày 24/1/2019 vào thứ Sáu tuần trước.

Dù tăng điểm, nhưng sự thận trọng vẫn chiếm ưu thế trước quyết định lãi suất của Fed vào thứ Năm.

Giới phân tích cho rằng, việc Fed cắt giảm lãi suất có thể thúc đẩy cổ phiếu và nền kinh tế của Trung Quốc, vì nó sẽ thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia và tạo thêm không gian cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nới lỏng chính sách.

Chứng khoán Hồng Kông nghỉ giao dịch.

Chứng khoán Hàn Quốc nghỉ giao dịch dịp Tết Trung thu.

Kết thúc phiên 18/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 176,95 điểm (+0,49%), lên 36.380,17 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 13,19 điểm (+0,49%), lên 2.717,28 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tăng trưởng tín dụng không chỉ đẩy mạnh ở con số

Theo ông Nguyễn Văn Nam, Phó giám đốc Khối Thông tin doanh nghiệp, phụ trách Mô hình Rủi ro và Phân tích dữ liệu, FiinGroup, trong các tháng cuối năm 2024, song song với nỗ lực tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng vẫn phải lưu ý tới vấn đề chất lượng tín dụng, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống..>> Chi tiết

- Đo tác động khi Fed hạ lãi suất

Tâm điểm chú ý của giới đầu tư toàn cầu đang hướng về cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào hai ngày 17 - 18/9, với dự báo quan chức Fed sẽ đưa ra quyết định có đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên sau 4 năm. Một số ngành sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong bối cảnh lãi suất thấp..>> Chi tiết

- Trở lại với kênh trái phiếu

Các doanh nghiệp ngoại trừ ngân hàng bắt đầu quay trở lại thị trường trái phiếu, với sự xuất hiện của các doanh nghiệp ở đa dạng các lĩnh vực, bao gồm tài chính, bất động sản, năng lượng, vận tải…>> Chi tiết

- Fed họp lãi suất: Giảm 25 hay 50 điểm cơ bản vẫn bí ẩn, khó đoán

Các cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed thường là những sự kiện không khó đoán. Các quan chức Fed thường hé lộ trước ý định của họ, thị trường phản ứng và mọi người đều có ít nhất một nhận thức chung về những gì sắp xảy ra..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn