Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 4/3 tăng 700.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện đứng ở mức 78,40 – 80,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng mạnh 38,4 USD lên 2.082,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên gần 2.090 USD/ounce trước khi lùi nhẹ về 2.085 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,82 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 4/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.004 đồng/USD, tăng nhẹ 2 đồng so với cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.500 – 24.840 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 62.900 USD thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục tăng mạnh và lên trên 65.400 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,06 USD (-0,08%), xuống 79,91 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,01 USD (-0,01%), xuống 83,54 USD/thùng.
VN-Index lên trên 1.260 điểm
Sau nửa đầu phiên rung lắc do áp lực chốt lời gia tăng, nhưng dòng tiền mạnh tiếp tục giúp VN-Index giữ lửa và kết phiên tăng lên trên 1.260 điểm.
Điểm sáng vẫn là thanh khoản khi có thêm phiên giao dịch gần 1,2 tỷ cổ phiếu, giá trị vượt 1,1 tỷ USD, với tâm điểm hướng tới các cổ phiếu bất động sản.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 7,27 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 69,44 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 4/3: VN-Index tăng 3,13 điểm (+0,25%), lên 1.261,41 điểm; HNX-Index tăng 0,95 điểm (+0,4%), lên 237,38 điểm; UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (-0,03%), xuống 91,13 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Sáu (1/3), khi dự báo rằng các cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn là khoản đầu tư tốt nhất.
Dẫn đầu đà tăng là các cổ phiếu vốn hóa lớn hãng sản xuất chip Nvidia tăng 4%, nâng tổng mức tăng trong 12 tháng qua lên hơn 260%.
Trong tuần, Dow Jones giảm 0,11%, S&P 500, tăng 0,95%, Nasdaq Composite tăng 1,74%.
Kết thúc phiên 1/3: Chỉ số Dow Jones tăng 90,99 điểm (+0,23%), lên 39.087,38 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 40,81 điểm (+0,80%), lên 5.137,08 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 183,02 điểm (+1,14%), lên 16.274,94 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chỉ số chứng khoán chính của Nhật Bản lần đầu tiên vượt qua mốc 40.000 điểm để, khi cải cách quản trị doanh nghiệp và định giá vững chắc tiếp tục là tiền đề cho sự quan tâm dài hạn của nhà đầu tư toàn cầu.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,50% lên 40.019,23 điểm. Chỉ số giảm 0,12% xuống 2.706,28 điểm.
“Mặc dù có thể có những động thái chốt lời ngắn hạn khi thị trường nóng lên, nhưng tôi nghĩ thị trường sẽ tiếp tục tăng khi các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua vào cổ phiếu và nhiều người dường như đang đầu tư từ góc độ trung và dài hạn”, Masahiro Ichikawa, chiến lược gia thị trường trưởng tại Sumitomo Mitsui DS Asset Management cho biết.
Một số nhà phân tích ước tính chứng khoán Nhật Bản có thể tăng hơn nữa trong năm nay nhờ những thay đổi mạnh mẽ trong việc cải cách doanh nghiệp, với một dự báo chỉ số Nikkei 225 có thể lên tới 43.000 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi giới đầu tư có phần lạc quan với dự báo sẽ có nhiều kế hoạch kích thích kinh tế hơn nữa được tung ra.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,41% lên 3.039,31 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,09% lên 3.540,87 điểm.
Quốc hội Trung Quốc dự kiến công bố kế hoạch kích thích mới để ổn định tăng trưởng kinh tế tại cuộc họp thường niên bắt đầu từ thứ Ba. Nhưng cũng đã có cũng cảnh báo rằng kế hoạch đưa ra có thể làm thất vọng những người mong muốn có các chính sách táo bạo hơn.
Mặt khác, Thủ tướng Lý Cường dự kiến sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% cho năm 2024.
Chứng khoán Hồng Kông giằng co và đóng cửa tăng nhẹ, khi giới đầu tư thận trọng chờ đợi các biện pháp kích thích kinh tế mới từ Đại lục.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,04% lên 16.595,97 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,28% xuống 5.712,83 điểm.
Hai Li Auto và BYD lao dốc khi cuộc chiến giá cả trên thị trường xe điện (EV) ngày càng căng thẳng, với mức giảm lần lượt 10,7% và 1,51%.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng tích cực, khi cổ phiếu chip nhận ảnh hưởng tích cực của nhóm cổ phiếu ty cùng ngành trên toàn cầu.
Đóng cửa, Chỉ số KOSPI tăng 31,91 điểm, tương đương 1,21% lên 2.674,27 điểm.
Cổ phiếu các nhà sản xuất chip lớn đều tăng với Samsung Electronics tăng 2,04% và SK Hynix tăng 6,6%.
Trong khi đó, dữ liệu mới cho thấy tăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc vượt dự báo của thị trường trong Tháng Hai.
Hoạt động của nhà máy tại Hàn Quốc cũng mở rộng trong tháng Hai, nhưng với tốc độ chậm hơn so với tháng trước đó, do nhu cầu suy giảm ở nước ngoài, đặc biệt là ở châu Âu và Trung Quốc.
Kết thúc phiên 4/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 198,41 điểm (+0,50%), lên 40.109,23 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 12,28 điểm (+0,41%), lên 3.039,31 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 6,53 điểm (+0,04%), lên 16.595,97 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 31,91 điểm (+1,21%), lên 2.674,27 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Còn dư địa hạ lãi suất cho vay
Theo giới chuyên gia, lãi suất tiền gửi sẽ khó giảm, nhưng lãi suất cho vay còn dư địa giảm thêm..>> Chi tiết
- Dòng tiền tối ưu hoá lợi nhuận
Trong các con sóng tăng lớn luôn tồn tại các sóng điều chỉnh nhỏ, đây được coi là cơ hội để nhà đầu tư thực hiện việc tối đa hoá lợi nhuận..>> Chi tiết
- Thị trường trái phiếu xuất hiện 'đốm sáng'
Dù được đánh giá là chưa sôi động trở lại, nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có dấu hiệu cải thiện, nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang trái phiếu của các tổ chức uy tín..>> Chi tiết
- Dòng tiền đang chuyển hướng
Sau khi VN-Index vượt ngưỡng 1.250 điểm, dòng tiền có sự dịch chuyển từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sang nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ..>> Chi tiết
- OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng
OPEC+ đã gia hạn cắt giảm sản lượng dầu đến cuối quý II nhằm ngăn chặn tình trạng dư thừa toàn cầu và hỗ trợ giá..>> Chi tiết