Top 5 ngân hàng sinh lời từ lãi suất trong quý III/2024: Nhà băng nào thăng hạng nhanh nhất?
NIM (biên lãi ròng) là chỉ số đo lường khả năng sinh lời từ lãi suất của một ngân hàng, thể hiện hiệu quả hoạt động cho vay và huy động vốn.
Top 5 ngân hàng dẫn đầu về NIM trong quý III/2024 gồm: VPBank (VPB), HDBank (HDB), MB (MBB), Techcombank (TCB) và KienlongBank (KLB). Đáng chú ý, KienlongBank đã thăng hạng thêm 16 bậc so với cùng kỳ.
Điểm chung của Top 5 ngân hàng dẫn đầu về NIM là hoạt động hiệu quả nhờ chiến lược số hóa.
Top 5 ngân hàng có NIM hiệu quả nhất quý III/2024 |
Chiến lược số hóa: Yếu tố thúc đẩy NIM tăng trưởng
Về tốc độ tăng trưởng trong nhóm quy mô lớn, HDBank đang dẫn đầu với việc tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ, lên 2 bậc. NIM quý III/2024 của HDBank đạt 1,39%, tức ngân hàng sinh lời được 1,39 đồng lợi nhuận ròng từ hoạt động cho vay trên mỗi 100 đồng tài sản.
Trong thời gian Covid-19, HDBank duy trì được NIM ở mức tích cực nhờ chiến lược đẩy mạnh số hóa hành trình khách hàng, quy trình vận hành, phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng robot…
Hoạt động số hóa của HDBank luôn song hành với phục vụ khách hàng bán lẻ chất lượng cao, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và tài trợ chuỗi cho các hệ thống lớn như Petrolimex, PVOIL, GS25… Đây là nhóm khách hàng đầy tiềm năng tại các khu vực đô thị loại 2 và nông thôn.
Trong khi đó, chiến lược đầu tư mạnh vào hoạt động số hóa trong vận hành, quản trị và ngân hàng Cake đã giúp VPBank nhanh chóng mở rộng tệp khách hàng là người trẻ và tăng tỷ lệ giao dịch qua kênh số.
MB tiếp tục ghi dấu ấn với các chỉ số NIM ấn tượng, giữ vững vị thế Top 5 ngân hàng hiệu quả nhờ vào sự phát triển toàn diện và quản lý rủi ro tốt. MB là một trong những ngân hàng đầu tiên ứng dụng AI và dữ liệu lớn (Big Data) vào các hoạt động tài chính để tối ưu hóa quản lý khách hàng và tự động hóa quy trình.
Ngân hàng hoạt động hiệu quả tạo động lực tăng trưởng lợi nhuận
Nhờ hoạt động hiệu quả, 5 ngân hàng dẫn đầu về NIM đang duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận cao, thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Đơn cử như HDBank – ngân hàng khẳng định vị thế phát triển bền vững với 12.655 tỷ đồng lợi nhuận (tăng 46,61% so với cùng kỳ) – dấu ấn tăng trưởng 12 năm liên tiếp chuẩn bị hình thành, là thành tích hiếm bên nào đạt được.
HDBank đang quản lý khối tài sản 630 nghìn tỷ đồng, tăng 23,9% so với cùng kỳ. Huy động vốn của HDBank đạt gần 560 nghìn tỷ đồng (+24,8%) và dư nợ tín dụng đạt 412 nghìn tỷ đồng (+16,6%).
Kết quả kinh doanh của HDBank từ năm 2013 đến 9 tháng đầu năm 2024 |
Cùng với HDBank, VPBank, MB và Techcombank là những đại diện nổi bật trong với chiến lược số hóa riêng biệt giúp NIM đạt mức cao và tạo lợi ích lớn cho cổ đông.
VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng đầu năm 2024 đạt 13.861 tỷ đồng, tăng trưởng 67,42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng tài sản của VPBank tại ngày 30/9/2024 đạt 858.884 tỷ đồng, tăng 5,05% so với đầu năm.
Kết quả kinh doanh của VPBank từ năm 2013 đến 9 tháng đầu năm 2024 |
MB và Techcombank cũng đang từng bước khẳng định dấu ấn trong ngành ngân hàng nhờ chiến lược phát triển đa dạng và chỉ số tài chính vượt trội. Chỉ số NIM của MB đạt mức 1,11% là kết quả từ việc đầu tư vào AI, dữ liệu lớn (Big Data) và phân khúc khách hàng cá nhân cao cấp.
Kết quả kinh doanh của MB từ năm 2013 đến 9 tháng đầu năm 2024 |
Techcombank cũng làm tốt việc duy trì hiệu suất sinh lời cao nhờ dịch vụ tín dụng đa dạng và bền vững. Ngân hàng báo lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng 33% so với cùng kỳ. Tổng tài sản của Techcombank đạt 927,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với đầu năm và 18,7% so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện còn lại trong bảng xếp hạng là KienlongBank. Dù có quy mô nhỏ hơn nhưng ngân hàng ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng – 760 tỷ đồng sau quý III, tăng 19% so với cùng kỳ. Đây là thành quả nhờ KienlongBank nỗ lực vận hành hệ thống ngân hàng lõi mới và phát triển sản phẩm dịch vụ đa tiện ích trên nền tảng ngân hàng số. Nhờ vậy, ngân hàng hoàn thành 95% mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024.
Xem thêm tại nguoiquansat.vn