‘Vua’ vàng miếng SJC đang kinh doanh ra sao?

Từ ngày 3/6 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách bán vàng cho các ngân hàng TMCP, để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân. Có 4 ngân hàng TMCP tham gia bán vàng miếng, là Big4 Vietcombank (VCB), VietinBank (CTG), BIDV (BID) và Agribank. Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC sau đó cũng được bổ sung vào danh sách doanh nghiệp được mua vàng từ NHNN để bán cho người dân.

SJC là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trực thuộc UBND TP HCM, thành lập từ năm 1988. Đến nay, SJC hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. SJC hiện có 23 chi nhánh, 6 công ty con, 6 công ty liên kết, 13 doanh nghiệp có vốn đầu tư. Mạng lưới kinh doanh của SJC gồm hơn 200 cửa hàng, 43 đại lý chính thức và trên 3.000 cửa hàng liên kết bán lẻ toàn quốc. Tính đến 31/12/2023, SJC có 480 nhân viên đang làm việc, tăng 2 người so với thời điểm đầu năm.

SJC đang kinh doanh ra sao?

Với lợi thế đó, từ hơn chục năm nay, SJC luôn là một trong những doanh nghiệp đứng TOP đầu về doanh thu bán vàng. Quá trình 11 năm, từ 2013 đến nay, doanh thu SJC giảm sút nhất ở năm 2014, còn gần 12.000 tỷ đồng, giảm sốc 47% so với năm trước đó. Tuy vậy tình hình kinh doanh phục hồi ngay sau đó, năm 2015, doanh thu SJC đã lại vượt 18.000 tỷ đồng.

Nếu so với một “thế lực” về kinh doanh vàng khác trên thị trường như PNJ, thì những năm từ 2013 đến 2020, doanh thu của SJC luôn vượt xa PNJ. Tuy vậy từ năm 2021 đến nay, PNJ đã tăng tốc mạnh mẽ, doanh thu 3 năm liên tiếp vượt SJC.

Quay lại với SJC, năm 2023 vừa qua, doanh thu thuần đạt 28.408 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm trước đó - đây là doanh thu đã trừ đi hơn 4.326 tỷ đồng thu nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trụ sở chính.

Dù doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng, nhưng lợi nhuận của SJC lại rất khiêm tốn so với doanh nghiệp cùng ngành PNJ. Từ 2014 đến nay, lợi nhuận sau thuế của SJC chưa từng vượt mức trăm tỷ đồng. Năm 2013 lãi sau thuế 137 tỷ đồng, những năm sau đó lợi nhuận của SJC không có đột biến, cao nhất chỉ 81 tỷ đồng vào năm 2017, và thấp nhất 28 tỷ đồng vào năm 2018.

Năm 2023 vừa qua SJC lãi sau thuế 61 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ.

‘Vua’ vàng miếng SJC đang kinh doanh ra sao?

Đối với hoạt động mua bán vàng, số liệu cho thấy, năm 2023, SJC xuất hiện những khoản phải trả ngắn hạn cho người bán, đều là những cá nhân, liên quan việc mua vàng. Tổng phải trả cho các khoản này đến cuối năm hơn 17,4 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ, trong đó phần lớn là mua từ các cá nhân.

Hoạt động mua bán vàng của SJC cũng thể hiện, có nhiều khách hàng trả tiền trước. Tổng số tiền khách hàng trả trước ngắn hạn đến 23 tỷ đồng, hơn gấp 4 lần cùng kỳ.

screenshot-2024-07-21-at-19.27.34.png

SJC còn lại bao nhiêu vàng ‘trong kho’?

SJC ngày nay hoạt động chính trong lĩnh vực mua bán vàng bạc, gia công, chế tác, xuất nhập khẩu hàng trang sức mỹ nghệ... Các chỉ tiêu trên BCTC năm 2023 phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp hiện nay cho thấy, tiền và các khoản tương đương tiền đến cuối năm 2023 còn gần 236 tỷ đồng, trong đó có 166 tỷ đồng tiền mặt và gần 70 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Công ty không “cất dành” khoản tiền gửi dài hạn nào.

Tổng giá trị hàng tồn kho đến cuối năm 2023 là 1.446 tỷ đồng, tăng 248 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, trong hơn 1.400 tỷ đồng giá trị hàng tồn kho, chỉ có chưa đến 7 tỷ đồng là tồn kho nguyên liệu (giảm gần 4 tỷ đồng so với đầu kỳ); còn phần lớn, khoảng 86%, tương ứng 1.251 tỷ đồng, là tồn kho dạng hàng hóa. Giá trị hàng tồn kho thành phẩm đạt 135 tỷ đồng. SJC đã phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho gần 84 tỷ đồng, trong đó chủ yếu dự phòng giảm giá hàng tồn kho thành phẩm (66 tỷ đồng).

Tại BCTC kiểm toán năm 2023, kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ liên quan hàng tồn kho. Theo đó, kiểm toán viên cho biết, công ty thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho dựa trên cơ sở ước tính giá trị hàng hóa có thể thu hồi theo biên bản lập đối với vàng và hàng nữ trang do công ty tự đánh giá. Với những tài liệu cung cấp, kiểm toán viên không có cơ sở xác định tính đúng đắn của khoản dự phòng giảm giá này với số tiền lũy kế đến 31/12/2023 là gần 84 tỷ đồng.

‘Vua’ vàng miếng SJC đang kinh doanh ra sao?

Ngoài kinh doanh vàng ra, SJC đang “vướng” khoản tiền gần 47 tỷ đồng với Công ty TNHH Sản xuất thương mại Tân Nhã Vinh. Đây là khoản tiền doanh nghiệp tạm ứng cho đối tác để xây dựng hạ tầng khu dân cư quận 12.

Hiện phía công ty Tân Nhã Vinh đã chậm giao nền nhà để công ty bàn giao lại nền cho CBCNV và một số cá nhân bên ngoài theo kế hoạch.

Vì đâu doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng, SJC vẫn chỉ lãi khiêm tốn?

Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, SJC cho biết, chỉ tiêu bán ra 444.912 món nữ trang trong năm 2024. Đối với vàng miếng, kế hoạch gia công và dập các thỏi SJC móm với số lượng khoảng 31.692 lượng.

Kế hoạch cụ thể, SJC ước đạt 30.145 tỷ đồng tổng doanh thu cả năm. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế gần 72,8 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 70 tỷ đồng, nộp thuế và NSNN gần 94 tỷ đồng.

‘Vua’ vàng miếng SJC đang kinh doanh ra sao?

Trước đó, năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã ký hợp đồng nguyên tắc về gia công vàng miếng với SJC. Theo hợp đồng nguyên tắc, NHNN sẽ thực hiện sản xuất vàng miếng từ nguồn vàng nguyên liệu của NHNN, thông qua việc yêu cầu SJC gia công vàng miếng cho NHNN. Từ một đơn vị sản xuất vàng miếng, hiện nay SJC chỉ nhận về chi phí gia công vàng SJC cho NHNN.

Do vậy, tình hình kinh doanh, ngoài gia công vàng miếng, dập vàng SJC móp méo, SJC cho biết, công ty đang tập trung đầu tư sản xuất, kinh doanh nữ trang. SJC đang định hướng trở thành một trong những doanh nghiệp đầu ngành về sản xuất kinh doanh nữ trang, và mở rộng phát triển kinh doanh sang khu vực Đông Nam Á.

Xem thêm tại nguoiquansat.vn