Trong phiên sáng, sau nhịp tăng nhẹ khi mở cửa, lực bán lớn đã đẩy VN-Index quay đầu và lùi về thử thách mốc 1.270 điểm. Độ rộng của thị trường nghiêng hẳn về số mã giảm.
Bước vào phiên giao dịch chiều, lực cầu nhập cuộc tốt hơn đã kéo VN-Index hồi dần trở lại và sau 45 phút, chỉ số này đã vượt qua tham chiếu, vượt qua mức đỉnh của phiên sáng, nhưng nhanh chóng yếu đà khi mới chỉ vượt qua ngưỡng 1.284 điểm. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của một số mã bluechip trong nhóm VN30 nên VN-Index giữ lại được ngưỡng MA20, gần như không đổi so với phiên hôm qua.
Chốt phiên sáng, VN-Index tăng 0,29 điểm (+0,02%), lên 1.279,79 điểm với 184 mã tăng (nhiều hơn 76 mã so với phiên sáng), trong khi số mã giảm ít hơn 45 mã, còn 246 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1.004,9 triệu đơn vị, giá trị 25.971 tỷ đồng, tăng 25% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 237 triệu đơn vị, giá trị 5.235,7 tỷ đồng.
Nhóm VN30 đã có nhiều mã hồi phục trở lại, nhiều mã cũng nới đà tăng, hãm đà giảm so với phiên sáng. Theo đó, chốt phiên số mã tăng, giảm của VN30 là ngang nhau cùng 14 mã, cùng với 2 mã đứng giá. Đóng cửa, VN30-Index tăng 4,33 điểm (+0,33%), lên 1.314,22 điểm.
Trong nhóm này chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của FPT khi đóng cửa tăng 2,73% lên 131.500 đồng, khớp 9,67 triệu đơn vị, đóng góp nhiều điểm số nhất có VN-Index. Tiếp đó là VPB cũng hồi phục trở lại, đóng cửa tăng 2,15% lên 19.000 đồng, khớp 51,39 triệu đơn vị, cao nhất thị trường.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự trở lại của MWG, PLX, hay các mã ngân hàng như ACB, STB, CTG, SSB, MBB, hay SSI, BCM, GAS, cùng phong độ BVH, trong khi POW hạ nhiệt, chỉ còn giữ được mức tăng nhẹ 0,34% lên 14.950 đồng, khớp 16,19 triệu đơn vị.
Trong nhóm ngân hàng, ngoài các mã kể trên, còn có sự trở lại mạnh mẽ của EIB khi tăng 1,35% lên 18.750 đồng, trong khi các mã HDB, SHB, MSB trở lại tham chiếu; trong số 8 mã giảm, chỉ có 2 mã giảm hơn 1%, còn lại chỉ ở mức khiêm tốn.
Nhóm chứng khoán và thép cũng trở lại sự cân bằng như đầu phiên sáng.
Về các mã đơn lẻ, số mã tăng trần có thêm 4 cái tên, nâng tổng số mã có sắc tím khi đóng cửa lên 10 mã, trong đó HHS là mã có thanh khoản tốt nhất với 10,38 triệu đơn vị, cùng với đó là sự bùng nổ của cổ phiếu HVN với 6,19 triệu đơn vị, đóng cửa kịch trần 34.750 đồng, CMX và VTP khớp hơn 3,5 triệu đơn vị.
Người anh em của HHS là TCH nới đà tăng lên 3,39%, đóng cửa ở mức 19.850 đồng, khớp 17,35 triệu đơn vị. Trong khi HAG lại nới đà giảm xuống 5,88%, đóng cửa ở mức gần thấp nhất ngày 12.800 đồng, khớp 27,67 triệu đơn vị.
GEX sau thông tin bán 3 công ty con cho Semdcorp vẫn không đóng cửa giảm 0,21% xuống 23.850 đồng, chỉ có điều tích cực là thanh khoản tăng lên 24,25 triệu đơn vị.
Trong khi đó, do không có sự hỗ trợ đắc lực từ các bluechip, sàn HNX dù nỗ lực, nhưng không một lần trở lại được tham chiếu trong phiên chiều.
Chốt phiên sáng, HNX-Index giảm 0,86 điểm (-0,35%), xuống 243,57 điểm với 86 mã tăng và 94 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 71,2 triệu đơn vị, giá trị 1.433,5 tỷ đồng, tăng 29% về khối lượng và 18% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 13 triệu đơn vị, giá trị 284,6 tỷ đồng.
Trong 6 mã có thanh khoản trên 2 triệu đơn vị trên HNX có 1 mã tăng là MBS tăng 0,29% lên 34.300 đồng, khớp 2,9 triệu đơn vị và 1 mã đứng tham chiếu là PVS ở mức 43.600 đồng, khớp 2,96 triệu đơn vị, còn lại đều giảm. Trong đó, SHS vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất với 10,26 triệu đơn vị, đóng cửa giảm nhẹ 0,54% xuống 18.400 đồng; mã đứng thứ 2 là CEO với 4,93 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 1,66% xuống 17.800 đồng.
UPCoM lại may mắn hơn HNX khi vừa kịp về vạch xuất phát trước khi hết giờ.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,05 điểm (+0,06%), lên 98,36 điểm với 163 mã tăng và 136 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 65,9 triệu đơn vị, giá trị 1.459,6 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 10 triệu đơn vị, giá trị 182,3 tỷ đồng.
Tất cả 5 mã có thanh khoản tốt nhất UPCoM đều tăng giá khi đóng cửa, trong đó mã đứng đầu là BSR tăng 1,24% lên 24.400 đồng, khớp 10,82 triệu đơn vị; OIL tăng 7,08% lên 12.100 đồng, khớp 4,7 triệu đơn vị; DDV tăng 3,13% lên 19.800 đồng, khớp 3,56 triệu đơn vị; VGI tăng 0,09% lên 108.900 đồng, khớp 1,72 triệu đơn vị, AAH tăng 1,79% lên 5.700 đồng, khớp 1,67 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều tăng theo thị trường cơ sở, thậm chí tăng tốt hơn. Trong đó, hợp đồng đáo hạn tháng 6 là VN30F2406 tăng 8,5 điểm (+0,65%), lên 1.317,0 điểm với 278.025 hợp đồng được giao dịch, tổng giá trị 36.384,3 tỷ đồng; khối lượng mở 45.567 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, hôm nay có giao dịch khá sôi động với 1 mã có thanh khoản trên 2 triệu đơn vị và 8 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị, trong đó có 6 mã do SSI phát hành, 2 mã do VND phát hành và 1 mã do ACBS phát hành, chủ yếu là các chứng quyền của cổ phiếu chứng khoán. Đứng đầu là CVIB2305 với 2,14 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 4,48% xuống 640 đồng.
Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, hôm nay có tổng khối lượng giao dịch 15,9 triệu đơn vị, tổng giá trị 4.291,2 tỷ đồng.