VN-Index mất hơn 10 điểm khi áp lực bán gia tăng
Đóng cửa, VN-Index giảm 10,23 điểm (0,8%) xuống 1.266,91 điểm, HNX-Index giảm 1,86 điểm (0,76%) tăng 245,15 điểm, UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (0,27%) lên 94,7 điểm.
Bước sang phiên chiều, áp lực bán xuất hiện ở hầu hết các nhóm ngành khiến thị trường cắm đầu giảm sâu. Lực cầu bắt đáy xuất hiện về cuối phiên giúp VN-Index không đóng cửa ở mốc thấp nhất ngày và thị trường cũng không xảy ra hiện tượng bán tháo.
Kết phiên, VN-Index dừng chân ở mốc 1.266,91 điểm, mất 10,23 điểm, tương đương giảm 0,8% so với phiên trước đó. VN30-Index giảm 17,16 điểm (1,31%) còn 1.291,46 điểm.
Không còn đóng vai trò “công thần” nâng đỡ chỉ số, VPB trở thành cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index trong phiên hôm nay với mức ảnh hưởng giảm gần 1 điểm, theo sau là VIC, CTG, HPG, TCB, MSN, VCB, GVR, MBB.
Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán. Sàn HOSE có 291 mã giảm giá, trong khi có 173 mã tăng giá và 50 cổ phiếu đứng giá tham chiếu. Rổ VN30 ghi nhận 24/30 mã đóng cửa dưới ngưỡng tham chiếu. Chuyển động nhóm ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index khi lấy đi hơn 5 điểm của chỉ số chính.
Hầu hết các mã trong ngành đóng cửa trong sắc đỏ với mức giảm phổ biến trên 1%. Nhóm bất động sản giao dịch phân hóa với HDC tăng trần, L14 tăng 6,2% lên 40.900 đồng/cp, PDR tăng 3,9%, LDG (+2,9%), HPX (+2,5%), NLG (+2,3%), HDG (+2,2%), HTN (+1,8%), DXS (+1,5%), DXG (+1,4%), DIG (+1,4%), …
Chiều ngược lại, QCG và AGG mất hơn 2% thị giá, cùng với TCH, VIC, GVR, KBC, HQC, VPH, CII giảm 0,3 – 2,8%. Trong phiên lao dốc, thanh khoản toàn thị trường được đẩy lên cao với gần 1,4 tỷ đơn vị cổ phiếu được giao dịch, tương đương giá trị gần 32.300 tỷ đồng. Tính riêng trên sàn HOSE, thanh khoản đạt gần 28.050 tỷ đồng, tăng gần 17% so với phiên trước.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 1,74 điểm (0,14%) xuống 1.275,4 điểm, HNX-Index tăng 2,17 điểm (0,89%) lên 245,46 điểm, UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,11%) đạt 94,56 điểm.
Cổ phiếu vốn hóa lớn gia tăng sức ép lên thị trường phiên sáng nay, VN30-Index dừng phiên sáng giảm hơn 8 điểm. Tác động lớn nhất vào số điểm giảm của VN-Index phải kể đến nhiều bluechip ngành ngân hàng như VPB, TCB, HPG, VCB.
Ở chiều ngược lại, BID tăng 1% lên 50.500 đồng/cp, cùng với sắc xanh của LPB, VHM, FPT, HCM, PDR là các nhân tố nỗ lực lớn nhất trong việc cản lại đà giảm của VN-Index. Trong khi đó, nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục thu hút dòng tiền.
Nhiều cổ phiếu tăng trên 2% như HCM (+4,2%), LPB (+2,9%), PDR (+2,9%), BSI (+2,7%), DXS (+2,5%), FTS 9+2,5%), HDG (+2,2%), HT1 (+2,1%), … Thậm chí, một số mã còn đóng cửa trong sắc tím trần như HDC, FIR. Xét theo nhóm ngành, xu hướng chính trên thị trường vẫn là phân hóa.
Cổ phiếu ngân hàng vẫn là gánh nặng lớn nhất với thị trường khi ghi nhận 15/28 mã giảm giá. Tương tự, dòng thép chịu áp lực điều chỉnh với SMC, HPG giảm lần lượt 1,5% và 1,3% còn 13.400 đồng/cp và 31.450 đồng/cp.
Một vài nhóm ngành giao dịch khởi sắc hơn về cuối phiên như chứng khoán, bất động sản, mức tăng phổ biến của các cổ phiếu trong ngành quanh ngưỡng 1 – 2%.
Về thanh khoản, tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt hơn 13.960 tỷ đồng, tương đương hơn 620 triệu cổ phiếu được mua – bán trong phiên sáng nay. Trên HOSE, giá trị giao dịch giảm 4% so với phiên trước còn gần 11.950 tỷ đồng.
Tính đến 9h50, VN-Index tăng 1,07 điểm (0,08%) lên 1.278,21 điểm, HNX-Index tăng 1,86 điểm (0,76%) còn 245,15 điểm, UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (0,5%) đạt 94,93 điểm.
Sau phiên VN-Index tạo nến rút chân mạnh hôm qua, chỉ số mở gap tăng hơn 3 điểm trong phiên giao dịch sáng nay. Chỉ số chính sàn HOSE có thời điểm vọt lên trên ngưỡng 1.280 điểm tuy nhiên với sức ép từ nhóm bluechips VN-Index dần thu hẹp đà tăng, hiện chỉ còn xanh nhẹ trên tham chiếu.
Nhóm vốn hóa lớn giao dịch phân hóa đầu phiên khiến VN30-Index liên tục đảo chiều quanh tham chiếu. Lực bán dần chiếm ưu thế khiến chỉ số hiện giảm hơn 2 điểm, trong đó sắc đỏ của VPB, HPG, BCM, ACB và MBB đang là nhân tố gây sức ép chính. Chiều ngược lại, VHM, FPT, BID, VCB đang là những trụ đỡ tích cực của thị trường.
Theo dự báo của các công ty chứng khoán, nhiều khả năng diễn biễn rung lắc trong phiên chưa kết thúc khi chỉ số tiếp cận trở lại vùng kháng cự ngắn hạn, tuy nhiên cơ hội vượt vùng đỉnh 1.29x vẫn đang được để ngỏ cho VN-Index khi tâm lý tích cực của phe mua đang là yếu tố hỗ trợ chính cho chỉ số.
Số mã xanh cũng đang chiếm ưu thế trên bảng điện tử. Trên HOSE, số mã tăng gấp 2,4 lần số mã đỏ. Mặc dù nhiều cổ phiếu trụ đang đánh mất vai trò dẫn dắt chỉ số, giao dịch tích cực của nhóm vốn hóa vừa và nhỏ đang trở thành động lực cho thị trường chung.
Cổ phiếu của các công ty chứng khoán có dấu hiệu hút tiền từ đầu phiên với hầu hết các mã ghi nhận tăng điểm, điển hình như SBS (+4,5%), APS (4,1%), HCM (+2,4%), BVS (+1,4%), BSI (+1,4%), APG (+1,4%), VDS (+1,4%), EVS (+1,3%), HBS (+1,3%), TVB (+1,2%), …
Họ dầu khí cũng giao dịch khởi sắc từ đầu phiên với loạt mã tăng hơn 2% như BSR (+3,5%), PVC (+3,1%), PSH (+2,7%), TDG (+2,4%), OIL (+2,1%). Cùng chiều, PLX tăng 1,2% lên 37.950 đồng/cp, cùng với PVD, GAS, PVB, PVS, …
Tại thị trường quốc tế, S&P 500 và Nasdaq Composite tiếp tục xác lập mức đỉnh mới khi các nhà đầu tư nóng lòng chờ đợi báo cáo tài chính của Nvidia.
Theo CNBC, phiên giao dịch ngày 21/5, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,22% lên 16.833 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,25%, chốt phiên với 5.321 điểm. Cả hai chỉ số chính này đều đạt kỷ lục trong bối cảnh thị trường chờ đợi báo cáo tài chính của Nvidia. Dow Jones nhích thêm 0,17%, lên 39.873 điểm.
Xem thêm tại vietnambiz.vn