Thị trường chứng khoán trong nước có một tuần giao dịch với diễn biến tích cực. Sự giằng co, thận trong trong 3 phiên giữa tuần đã được xua tan bằng một phiên cuối tuần đầy hưng phấn và bất ngờ. Chỉ số VN-Index không chỉ bật tăng và lấy lại mốc kháng cự quan trọng tại 1.250 điểm; đồng thời thanh khoản cũng tăng gần như gấp đôi trong phiên cuối tuần cho thấy sự hưng phấn của dòng tiền có vẻ quay lại.

Đóng cửa phiên cuối tuần, chỉ số VN-Index kết tuần tăng +28,59 điểm (+2,34%) lên mốc 1.252,23 điểm. Sắc xanh bất ngờ được tăng áp đảo trong phiên cuối tuần. Đây cũng là mức tăng cao nhất của chỉ số VN-Index trong những tháng gần đây.

Thị trường chứng khoán: Một tuần tích cực đến bất ngờ

Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng tăng điểm, trong đó, chỉ số HNX-Index kết tuần tại mốc 235,15 điểm, tăng +5,77 điểm, tương ứng tăng +2,52% so với tuần trước. Chỉ số UPCoM-Index cũng tăng +0,69%, đạt 93,44 điểm.

Tuy có một phiên thứ 6 cuối tuần cải thiện mạnh, song thanh khoản cả tuần trên toàn thị trường giảm khá mạnh so với tuần trước, khi giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 16.824 tỷ đồng/phiên, giảm -11,9% so với tuần trước.

Trong tuần, thanh khoản giảm trên cả 3 sàn, khi giá trị giao dịch giảm -12,5% tại HOSE và -10% tại HNX, -1,1% trên UPCoM.

Thị trường chứng khoán: Một tuần tích cực đến bất ngờ

Khối ngoại tuần này tích cực mua ròng với +1.072,694 tỷ đồng tại HOSE mã HDB (+733,8 tỷ đồng), KDC (+452,7 tỷ đồng), FPT (+378,7 tỷ đồng), VNM (+309,7 tỷ đồng) và MWG (+307,6 tỷ đồng)... Ở chiều ngược lại, bán ròng HPG (-604,7 tỷ đồng) tiếp tục bán ròng VHM (-498,5 tỷ đồng)...

Cùng với đó, mua ròng tuần này từ khối ngoại cũng diễn ra trên sàn HNX với +40,281 tỷ đồng, tập trung tại các mã PVS (+56,7 tỷ đồng), NTP (+14,4 tỷ đồng) và IDC (+5,7 tỷ đồng), chiều bán ròng nổi bật với TNG (-17,3 tỷ đồng), DTD (-9 tỷ đồng), BVS (-7,8 tỷ đồng)...

Tuy có một phiên thứ 6 cuối tuần cải thiện mạnh, song thanh khoản cả tuần trên toàn thị trường giảm khá mạnh so với tuần trước, khi giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 16.824 tỷ đồng/phiên, giảm -11,9% so với tuần trước.

Theo dữ liệu từ SHS, nhóm ngành tích cực nhất góp phần cho sự tăng điểm của thị trường tuần này là bất động sản dân cư với trụ VHM (+3,23%), TCH (+9,34%), DIG (+2,59%), NVL (+4,82%), CEO (+8,63%), HDG (+6,45%), PDR (+6,21%), KDH (+4,21%)... Cùng với đó, nhóm bất động sản khu công nghiệp khởi sắc với VGC (+5,38%), KBC (+5,56%), SZC (+6,03%), BCM (+1,12%)...

Nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công giao dịch trong sắc xanh với HHV (8,72%), FCN (+2,86%), C4G (+2,17%), VCG (+5,25%), LCG (+3,85%)... cùng chỉ đạo từ Thủ tướng: "Khơi thông mọi nguồn lực, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư tư".

Cổ phiếu ngành chứng khoán cũng có diễn biến ấn tượng, tiêu biểu như BSI (+3,19%), FTS (+5,72%), VIX (+5,29%), SHS (+5,88%), SSI (+4,47%)... Nhóm bán lẻ tăng điểm với MWG (+5,18%), PNJ (+2,62%), DGW (+3,6%), PET (+2,86%)... nhóm cổ phiếu cao su tích cực với GVR (+6,31%), PHR (+3,58%), DPR (+2,78%)...

Ghi nhận trong tuần này, một số ngành khác chứng kiến nhiều mã giảm điểm như ngành điện với GEG (-8,19%), NT2 (-2,27%), QTP (-0,68%), NT2 (-2,27%), POW (-2,89%), VSH (-3,2%)... nhóm ngành thép giao dịch trong sắc đỏ với HPG (-1,73%), NKG (-2,82%), HSG (-2,4%), SMC (-2,8%)...

Thị trường chứng khoán: Một tuần tích cực đến bất ngờ

Theo các chuyên gia của SHS Research, VN-Index trong ngắn hạn vẫn đang ở vùng kháng cự 1.250 điểm và dưới đường trung bình động MA50. Xu hướng ngắn hạn của VN-Index đã tích cực hơn. Chỉ số đang lấy lại vùng hỗ trợ tâm lý mạnh 1.250 điểm, và ngắn hạn cũng đã phá vỡ đường xu hướng giảm giá ngắn hạn hiện nay. VN-Index có thể gặp áp lực chốt lời ngắn hạn những phiên đầu tuần sau trước khi quay trở lên chinh phục lại kháng cự 1.250 điểm một lần nữa.

Theo các chuyên gia của SHS Research, VN-Index trong ngắn hạn vẫn đang ở vùng kháng cự 1.250 điểm và dưới đường trung bình động MA50. Xu hướng ngắn hạn của VN-Index đã tích cực hơn. Chỉ số đang lấy lại vùng hỗ trợ tâm lý mạnh 1.250 điểm, và ngắn hạn cũng đã phá vỡ đường xu hướng giảm giá ngắn hạn hiện nay.

Về trung hạn, chuyên gia của SHS Research cho rằng, VN-Index vẫn dao động trong biên độ rộng 1.180 - 1.300 điểm từ đầu năm đến nay. Nếu VN-Index có thể vượt lên lại kháng cự quanh 1.250 điểm thì vẫn kỳ vọng xu hướng trung hạn quay trở lại kênh tích lũy 1.250 điểm - 1.300 điểm.

“Kết hợp cả ngắn lẫn trung hạn cho thấy hội tụ ở vùng 1.250 điểm là kháng cự rất dầy, không quá dễ dàng để vượt lên mà không gặp lực bán nào từ lượng hàng tồn đọng trước đó, trừ khi có những yếu tố tích cực rất mạnh về vĩ mô hỗ trợ. Vì vậy, nhà đầu tư ngắn, trung hạn nên duy trì tỉ trọng hợp lý, hạn chế mua đuổi khi VN-Index hồi phục lên vùng 1.250 điểm, nên chờ chỉ số VN-INDEX điều chỉnh ngắn hạn trước khi mở vị thế mua mới” – chuyên gia của SHS lưu ý và khuyến nghị.

Còn theo các chuyên gia của SSI Research, phiên bứt phá của VN-Index giúp các chỉ báo kỹ thuật như chỉ báo sức mạnh (RSI) và chỉ báo xu hướng (ADX) dịch chuyển trạng thái trung tính yếu sang trung tính mạnh, cho thấy đà tăng đang được củng cố. Hiện VN-Index đang tiệm cận vùng kháng cự 1.256 - 1.258 điểm với thanh khoản cao hỗ trợ, dự báo chỉ số sẽ tiếp tục đà tăng và hướng tới vùng mục tiêu 1.263 điểm.

Theo các chuyên gia của KBSV, phiên bật tăng tích cực của VN-Index đi kèm sự gia tăng khá mạnh của thanh khoản có thể được xem là một phiên bùng nổ theo đà. Diễn biến này cùng với sự bứt phá, chinh phục thành công vùng cản gần quanh 1.235 điểm, đã đủ điều kiện để xác nhận xu hướng tăng ngắn hạn trở lại cho chỉ số sau nhịp giảm điểm kể từ vùng đỉnh quanh 1300 điểm. Chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục mở rộng đà hồi phục trước khi gặp áp lực rung lắc, điều chỉnh tại vùng cản kế tiếp quanh 1270 điểm.

Không phủ nhận việc thị trường có phiên bùng nổ cuối tuần đã hé mở ra xu hướng tích cực hơn trong ngắn hạn. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng dòng tiền theo sự hưng phấn sẽ vào trở lại thị trường trong thời gian tới. Tuy vậy, với một phiên tăng hứng khởi cũng chưa nói được nhiều điều. Quan trọng nhất là độ bền của dòng tiền. Thị trường trong ngắn hạn vẫn có thể tiếp tục giữ quán tính tăng điểm. Tuy nhiên, khi độ bền chưa được kiểm định thì cũng nên “cẩn tắc vô áy náy”, tránh mua bằng mọi giá bởi thị trường khi tiến lên một ngưỡng kháng cự mới sẽ chịu áp lực chốt lời lớn hơn./.